Cách trả lời câu hỏi điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Published by TaiPhan on  

Mục đích của câu hỏi này là để đánh giá xem bạn có phải là người trung thực không, có phù hợp với vị trí côn việc và văn hóa công ty không, cũng như sự tự tin của bạn


Có rất nhiều cách để giới thiệu bản thân trong một cuộc phỏng vấn. Một trong những giai đoạn căng thẳng nhất trong buổi phỏng vấn là khi bạn được hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân. 

Câu hỏi bạn sẽ được hỏi sẽ là “Bạn hãy trình bày về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình”. Đây có lẽ là câu hỏi mà hầu hết tất cả các ứng viên tham gia phỏng vấn đều gặp phải. Vậy là làm thế nào để có thể đưa ra một câu trả lời thật rõ ràng, thấu đáo, thuyết phục được người phỏng vấn đồng ý nhận bạn vào làm việc.

Cách trả lời câu hỏi điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Bạn chỉ có 1 cách duy nhất đó là chuẩn bị câu trả lời thật tốt cho câu hỏi này trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. 

I. Người phỏng vấn đặt câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu cho bạn với mục đích gì?

Mục đích của người phỏng vấn khi đặt ra câu hỏi này là để đánh giá xem bạn có phải là người trung thực không? Bạn có hiểu rõ về chính bản thân mình không? Bạn có giỏi các kỹ năng và tự tin với những thứ mình đang có?. 

Dựa trên câu trả lời người phỏng vấn sẽ đánh giá tổng quan về con người bạn, bạn có phải là người có tiềm năng phát triển trong tương lai mà họ đang cần không và bạn có thực sự phù hợp với với vị trí mà họ đang cần tuyển dụng hay không. 

Do vậy, thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của bạn không quá quan trọng bằng cái cách mà  bạn trả lời câu hỏi đó, thái độ cầu tiến, chấp nhận những thiếu sót và quyết tâm cải thiện để bản thân tốt lên từng ngày. Đây là điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy khi đặt ra câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu cho ứng viên.

II. 5 Điều cần biết để trả lời câu hỏi điểm mạnh và điểm yếu một cách hoàn hảo

1. Trung thực

Một trong những điều quan trọng nhất cần phải làm đúng khi nói về điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong khi phỏng vấn là sự trung thực. Một câu trả lời rõ ràng và trung thực sẽ gây ấn tượng tốt là câu trả lời có vẻ chung chung, có sự tính toán, phóng đại sẽ gây tác dụng ngược.
Công ty sẽ không tuyển dụng một nhân viên mà ngay đến bản thân họ cũng không biết được họ mạnh ở đâu  yếu ở đâu và những mục tiêu mà họ cần làm.
Do vậy, trước khi đến buổi phỏng vấn bạn cần phải biết được chính xác điểm mạnh và điểm yếu của chính mình và những điều bạn cần làm để cải thiện những điểm yếu của bản thân. 

2. Nêu những điểm mạnh liên quan đến vị trí đang được tuyển

Khi được hỏi “ Điểm mạnh của bạn là gì? ” thì bạn cần hiểu câu hỏi này một cách đầy đủ đó là “Những điểm mạnh nào mà bạn đang có giúp ích được cho công việc mà bạn đang ứng tuyển”. 

Câu hỏi này là cơ hội để chứng minh rằng bạn là người phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển, Team và công ty.

Để trả lời câu hỏi về điểm mạnh này một cách thuyết phục, bạn cần phải đọc kỹ bản mô tả và yêu cầu công việc của vị trí đang ứng tuyển, cũng như về văn hóa công ty. Sau đó viết ra những kinh nghiệm và điểm mạnh có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc đang ứng tuyển, mà bạn có được  từ các công việc trước đây, nếu bạn mới ra trường thì những kinh nghiệm này có được từ trường học hoặc từ các hoạt động tình nguyện hoặc làm thêm.

Dưới đây là một số ví dụ về điểm mạnh, bạn có thể lựa chọn và điều chỉnh cho phù hợp với mô tả của công việc bạn đang ứng tuyển:

- Có kỹ năng làm việc nhóm 

- Có kỹ năng Quản lý thời gian

- Có Kỹ năng tốt trong việc quản lý nhân viên

- Luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn

- Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Có kỹ năng lắng nghe và phân tích 

- Có kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục khách hàng

- Có kỹ năng nắm bắt và giải quyết vấn đề

- Cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết

- Có kỹ năng tổ chức

- Có thể sắp xếp và thực hiện nhiều nhiệm vụ được giao một cách hợp lý

3. Nêu những điểm yếu không liên quan đến vị trí đang được tuyển dụng

Câu hỏi về điểm yếu có vẻ sẽ dễ trả lời, nhưng để trả lời thật tốt và không ảnh hưởng đến cơ hội nhận được công việc là một điều không hề dễ. 
Với câu hỏi này, bạn sẽ rất dễ trả lời theo cách không trung thực như “Tôi không có điểm yếu” hoặc đưa ra điểm yếu nhưng có ảnh hưởng đến vị trí đang ứng tuyển sẽ khiến bạn bị loại ngay. 

Cách trả lời cho câu hỏi này một cách tốt nhất là cho người tuyển dụng thấy rằng bạn hiểu rõ điểm yếu của mình và mong muốn cải thiện chúng nhưng nó không gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Do vậy, lựa chọn trình bày những điểm yếu mà nó không ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển và cách bạn sẽ khắc phục những điểm yếu này. 

3.1 Về kỹ năng cứng

Bạn có thể đề cập đến một vài kỹ năng khó như là điểm yếu của bạn, và bạn đang tham gia các khóa học để cải thiện kỹ năng này.

Ví dụ: Nếu bạn làm về thiết kế thì có thể trình bày điểm yếu là không quá giỏi trong việc quản lý tài chính. 

Nếu bạn làm nhân viên kế toán (không phải vị trí quản lý) thì điểm yếu là không giỏi trong việc điều hành và quản lý nhân viên.

3.2 Về kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm rất quan trọng đối với hầu hết mọi công việc. Không giống như kỹ năng cứng, đây là những kỹ năng khó định lượng. Chúng bao gồm các đặc điểm tính cách, khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của bạn.

Mặc dù chúng rất quan trọng, nhưng bạn có thể chọn một kỹ năng mềm để đề cập đến như một điểm yếu. Chỉ cần đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến công việc và nhấn mạnh cách bạn đang hành động để cải thiện kỹ năng đó.

- Kỹ năng Sáng tạo (nhiều công việc không đòi hỏi sự sáng tạo)

- Kỹ năng Quản lý và giao nhiệm vụ cho nhân viên (nếu bạn không ở vai trò quản lý)

- Kỹ năng Hài hước (cũng không sao nếu bạn không hài hước)

- Kỹ năng Tổ chức

- Kiên nhẫn

- Chấp nhận quá nhiều rủi ro

4. Trình bày ngắn gọn

Bạn không cần phải trả lời quá nhiều thông tin cho câu hỏi này. Hãy trả lời tương đối ngắn gọn và tập trung vào một hoặc hai điểm mạnh hoặc điểm yếu, tùy thuộc vào cách người phỏng vấn đặt câu hỏi. 
Đừng trình bày lan man và mất nhiều thời gian cho chúng điều này khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

5. Giữ bình tĩnh không căng thẳng khi trả lời

Cách bạn trình bày và thái độ khi  trả lời sẽ có ảnh hưởng lớn đến quyết định của người phỏng vấn, do vậy hãy thật bình tĩnh trả lời lưu loát và tự tin sẽ gây được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

Chủ đề:Điểm mạnhĐiểm yếu
Từ khóa: Cách trả lời câu hỏi điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn
Nguồn: