Vai trò và trách nhiệm của CEO trong Startup

Published by TaiPhan on  

CEO muốn thành công trong Startup cần phải có năng lực và có 2 kỹ năng mềm sau: Kỹ năng quản lý giỏi và kỹ năng lãnh đạo. Giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và phát triển trong tương lai.

Một Giám đốc điều hành (CEO) trong dự án khởi nghiệp muốn thành công cần phải có năng lực và trang bị cho bản thân 2 bộ kỹ năng mềm sau đây:

- Có kỹ năng quản lý giỏi:  đề ra các nhiệm vụ và quản lý hiệu suất các công việc của nhân viên. 

- Kỹ năng lãnh đạo : Truyền được đam mê và ngọn lửa nhiệt huyết đến toàn bộ nhân viên cấp dưới.

Vai trò và trách nhiệm của CEO trong Startup

I. Trở thành một nhà quản lý giỏi

Với tư cách là người quản lý, một CEO khởi nghiệp (Start Up là gì ?) và nhóm sáng lập cần thực hiện quy trình gồm năm bước sau đây:

Vai trò và trách nhiệm của CEO trong Startup

1. Phát triển chiến lược và đưa ra hướng đi cho công ty khởi nghiệp

Đây là điều đầu tiên mà một CEO trong công ty Startup và nhóm sáng lập cần làm

2. Xây dựng Team

Xây dựng một đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Tuyển dụng hoặc mời gọi những người có năng lực chuyên môn đảm nhiệm các vị trí quan trọng. Mọi người trong Team sẽ cùng nhau thảo luận để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để thực hiện các chiến lược đã đề ra. Cùng nhau hướng tới mục tiêu cung cấp sản phẩm tốt nhất cho thị trường.

3. Đặt mục tiêu

Điều này sẽ đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng với chiến lược đã đề ra. Các mục tiêu này cần phải đo lường được.

4. Hỗ trợ các Team 

Với kiến thức chuyên môn, CEO đưa ra các giải pháp  có thể giúp các Team trong công ty giải quyết các vấn đề đang gặp phải và thúc đẩy các hoạt động trong công ty.

5. Theo dõi tiến độ

Thực hiện giám sát tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề đã đề ra, đảm bảo mọi thứ đang hoạt động đúng hướng và đảm bảo tiến độ đã đề ra. Bên cạnh đó, phát hiện kịp thời những vấn để phát sinh trong quá trinh hoạt động để đưa ra những điều chỉnh về chiến lược cho phù hợp.

Đối với một công ty khởi nghiệp, quy trình hoạt động này cần phải được thực hiện và kiểm tra hàng tuần, điều này sẽ giúp công ty phát triển, đi đúng hướng và kịp thời chỉnh sửa chiến lược cho phù hợp nhất với thị trường.

II. Trở thành một nhà lãnh đạo tốt

Trong khi các hoạt động của nhà quản lý mang tính máy móc hơn, thì khả năng lãnh đạo lại mang nhiều kỹ năng mềm hơn và khó tiếp thu và thực thi hơn. Các nhiệm vụ lãnh đạo của Giám đốc điều hành (CEO) và nhóm sáng lập có thể được tóm tắt theo ba nhóm chính:

Vai trò và trách nhiệm của CEO trong Startup

1. Con người 

Khi nói về con người, chúng ta đang đề cập đến ba nhóm hoạt động

 - Tuyển dụng: CEO cần tuyển dụng người phù hợp, bổ sung nguồn lực cần thiết cho công ty càng nhanh càng tốt. 

- Quan tâm: Đây là kỹ năng quan trọng nhất của lãnh đạo. Khi một tổ chức quan tâm đến nhân viên của mình, họ quan tâm đến công việc, môi trường làm việc, mối quan hệ giữa nhân viên và công ty. 

- Lắng nghe: để lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới, CEO cần gặp họ thường xuyên, sau giờ nghỉ trưa hoặc trong các cuộc họp và cho phép mọi người nói và chia sẻ ý kiến của họ.

2. Tầm nhìn 

Tầm nhìn của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp công ty tồn tại và phát triển trong tương lai. Do vậy, cần đảm bảo rằng tất cả những ai liên quan đều nắm rõ như nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư. 

Giám đốc điều hành (CEO) và nhóm sáng lập cần lưu ý rằng nhân viên là yếu tố rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp, vì khi làm việc trong một công ty khởi nghiệp đòi hỏi nhân viên phải làm việc nhiều giờ, mọi người sẽ không được trả lược cao như những nơi khác. 

Vậy để nhân viên luôn làm việc nhiệt huyết và hết mình trong công việc, cần phải cho họ thấy lý do tại sao họ tin tưởng vào doanh nghiệp, những thành công và điều tốt đẹp mà họ đang hướng đến  trong tương lai

Hãy tưởng tượng một công ty không có tầm nhìn, không biết phải đi về đâu, và nhân viên không biết họ đang cố gắng làm việc vì điều gì, thì động lực sẽ không có, họ sẽ trải qua cảm giác chán nản và mệt mỏi trong các công việc hàng ngày và hiệu suất cũng như thất bại sẽ bắt đầu từ đây.

3. Văn hóa trong doanh nghiệp

Vai trò và trách nhiệm của CEO trong Startup

- Hợp tác:  tạo ra một môi trường làm việc nơi mọi người làm việc cùng nhau theo cách mà họ cùng nhau giải quyết vấn đề. 

Các Team cùng hợp tác sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và nhanh chóng. Điều quan trọng là bất cứ khi nào các nhà lãnh đạo thấy nhân viên có hành vi tiêu cực, không hợp tác với đồng nghiệp. CEO cần phải có những biện pháp hiệu quả giúp các nhân viên này nhận ra những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và bản thân nếu họ không có sự hợp tác với động nghiệp.

- Tính minh bạch: để một nhà lãnh đạo tạo ra văn hóa phù hợp và thực thi các quy trình quản lý phù hợp, họ cần biết điều gì đang xảy ra, họ cần những nhân viên có thể chia sẻ sự thật về những gì không hiệu quả mà không sợ hãi.

- Tự nhận thức: thiếu nhận thức về bản thân là yếu tố dẫn đến việc đưa ra các quyết định kém. Một công ty khởi nghiệp tự nhận thức có một môi trường nơi tất cả nhân viên cùng phấn đấu để trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ.

- Lạc quan: điều hành một công ty khởi nghiệp rất khó. Có xu hướng xảy ra sự cố kỹ thuật mỗi ngày, một đối thủ cạnh tranh lớn như Google ra mắt một tính năng mới tương tự như tính năng của bạn và các nỗ lực đánh bại bạn. 

Để một công ty khởi nghiệp tồn tại lâu dài, CEO và các thành viên sáng lập cần luôn lạc quan và tin rằng họ sẽ thành công ngay cả trong những thời điểm khó khăn, nếu không, sẽ rất khó để bắt đầu làm việc trong những ngày sắp tới.

Khả năng lãnh đạo rất khó thực hiện bởi vì một CEO không thể đạt được nó chỉ bằng cách dùng lời nói - nó cần phải được cư xử và thể hiện bằng hành động. Khả năng lãnh đạo phụ thuộc vào giám đốc điều hành (CEO) hoặc nhóm sáng lập tự đặt ra cho mình những giá trị mà họ muốn công ty của mình hướng đến và nếu họ không hành xử dựa trên những giá trị đó, rất có thể sẽ thất bại.

Trở thành một CEO khởi nghiệp thành công là một nhiệm vụ khó khăn. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, không ngừng học hỏi từ những sai lầm và thích ứng với hoàn cảnh mới.

Chúc bạn thành công.
Chủ đề:CEOStartupKỹ năng mềm
Từ khóa: Vai trò và trách nhiệm của CEO trong Startup
Nguồn: