I. Marketing là gì?
Marketing có nghĩa là tiếp thị. Tiếp thị đề cập đến tất cả các hoạt động mà một công ty thực hiện để quảng bá, thu hút khách hàng và duy trì mối quan hệ với họ. Kết nối với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng đã có trước đây cũng là một phần của công việc Marketing.
Về cốt lõi, Marketing là tìm cách quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của công ty tới những khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm đó. Do vậy, Marketing sẽ nghiên cứu về sản phẩm hoặc dịch vụ, xác định khách hàng lý tưởng và thu hút sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm hoặc dịch vụ có sẵn.
Các nhân viên Marketing sẽ có nhiệm vụ tìm ra các cách để thu hút sự chú ý của các đối tượng tiềm năng thông qua các chương trình quảng cáo. Có thể bao gồm viết email cảm ơn, chơi gôn với khách hàng tiềm năng, nhanh chóng thực hiện các cuộc gọi và email cũng như gặp gỡ khách hàng để uống cà phê hoặc dùng bữa.
Các quảng cáo nhắm mục tiêu đến một số đối tượng nhất định, nội dung quảng cáo thường phải có các slogan hấp dẫn, hình ảnh đẹp mắt dễ nhớ và khả năng được lan truyền trên các nền tảng xã hội Online.
II. Brand là gì?
Brand là Thương hiệu. Thương hiệu là tên, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác giúp khách hàng nhận ra ngay đây hàng hóa hoặc dịch vụ của một công ty cụ thể nào đó .
Thương hiệu là một tài sản vô hình nhằm mục địch tạo ra những hình ảnh và liên tưởng đặc biệt trong tâm trí của khách hàng và từ đó tạo ra lợi ích và giá trị kinh tế. Marketing cũng là cách giúp tăng nhận diện thương hiệu (
Awareness là gì ?) cho doanh nghiệp đối với công chúng.
III. Các hình thức Marketing
1. Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer Marketing)
Hình thức Tiếp thị người ảnh hưởng tập trung vào việc tận dụng các cá nhân có ảnh hưởng đến người mua tiềm năng và định hướng các hoạt động Marketing xung quanh những cá nhân này để truyền thông điệp thương hiệu đến thị trường lớn hơn.
Trong
Influencer Marketing, thay vì tiếp thị trực tiếp đến một nhóm lớn người tiêu dùng, một thương hiệu truyền cảm hứng hoặc hợp tác cùng những người có ảnh hưởng (có thể bao gồm người nổi tiếng, người sáng tạo nội dung) để thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm.
2. Tiếp thị mối quan hệ (Relationship Marketing)
Tiếp thị mối quan hệ đề cập đến các chiến lược và chiến thuật để nhận biết những khách hàng tìm năng thuộc phân khúc nào từ đó tạo dựng niềm tin và xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng.
Tiếp thị mối quan hệ thúc đẩy tiếp thị cơ sở dữ liệu, quảng cáo hành vi và phân tích để nhắm mục tiêu chính xác người tiêu dùng và tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết.
3. Tiếp thị lan truyền (Viral Marketing)
Viral Marketing là một hiện tượng tiếp thị tạo điều kiện và khuyến khích mọi người truyền đi thông điệp tiếp thị.
4. Tiếp thị xanh (Green Marketing)
Green Marketing đề cập đến việc phát triển và tiếp thị các sản phẩm được cho là an toàn với môi trường (nghĩa là được thiết kế để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường vật chất hoặc để cải thiện chất lượng của nó).
Thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng để mô tả các nỗ lực sản xuất, quảng bá, đóng gói và thu hồi các sản phẩm theo cách nhạy cảm hoặc đáp ứng các mối quan tâm về sinh thái.
5. Tiếp thị từ khóa (Keyword Marketing)
Tiếp thị từ khóa liên quan đến việc đặt một thông điệp tiếp thị trước mặt người dùng dựa trên các từ khóa và cụm từ cụ thể mà họ đang sử dụng để tìm kiếm.
Ưu điểm chính của phương pháp này là nó mang lại cho các nhà tiếp thị khả năng tiếp cận đúng người với đúng thông điệp vào đúng thời điểm. Đối với nhiều nhà tiếp thị, tiếp thị từ khóa dẫn đến việc đặt quảng cáo khi các từ khóa nhất định được nhập.
Lưu ý rằng trong SEO, thuật ngữ này đề cập đến việc đạt được vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm.
6. Tiếp thị du kích (Guerilla Marketing)
Tiếp thị du kích mô tả một chiến lược tiếp thị độc đáo và sáng tạo nhằm thu được kết quả tối đa từ các nguồn lực tối thiểu.
IV. 4P trong Marketing là gì?
4P trong marketing là mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
- Product (Sản phẩm)
- Price (Giá cả)
- Place (Địa điểm)
- Promotion (Quảng bá).
Bốn yếu tố này tạo nên sự kết hợp cần thiết mà một công ty cần để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.
1. Sản phẩmSản phẩm đề cập đến một mặt hàng hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có kế hoạch cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm nên tìm cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và vượt trội hơn các sản phẩm đã có mặt trên thị trường. Trước khi thực hiện chiến dịch thích hợp, các nhà tiếp thị cần phải hiểu sản phẩm đang được bán, sản phẩm đó nổi bật như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh, liệu sản phẩm có thể được kết hợp với sản phẩm thứ cấp khác hay không.
2. Giá bánGiá đề cập đến việc công ty sẽ bán sản phẩm với giá bao nhiêu. Khi thiết lập giá, các công ty phải xem xét đơn giá, chi phí tiếp thị và chi phí phân phối. Các công ty cũng phải xem xét giá của các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường và liệu mức giá đề xuất của họ có đủ để đưa ra một lựa chọn phù hơn với người tiêu dùng hay không.
3. Địa điểmĐịa điểm đề cập đến nơi phân phối sản phẩm. Các cân nhắc chính bao gồm liệu công ty sẽ bán sản phẩm thông qua cửa hàng thực, trực tuyến hay qua cả hai kênh phân phối. Khi nó được bán ở mặt tiền cửa hàng, thì nên lựa chọn vị trí như thế nào? Khi sản phẩm được bán trực tuyến, thì nên lựa chọn nền tảng nào để bán như các trang thương mại điện tử Shoppe, Tiki, Sen đỏ, hay MXH như Facebook…
4. Khuyến mạiKhuyến mãi là chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp. Khuyến mãi bao gồm nhiều hoạt động như quảng cáo, bán hàng, khuyến mại, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp, tài trợ và tiếp thị du kích.
Các chương trình khuyến mãi khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm mà sản phẩm đó đang ở. Các nhà tiếp thị hiểu rằng người tiêu dùng liên kết giá cả và phân phối của sản phẩm với chất lượng của sản phẩm và họ tính đến điều này khi đề ra chiến lược tiếp thị tổng thể.
Chúc bạn thành công.