I. Kỹ năng thích ứng là gì?
Kỹ năng thích ứng là kỹ năng mềm giúp nhanh chóng học hỏi các kiến thức mới, thích nghi nhanh để đáp ứng với những thay đổi của hoàn cảnh để đạt được mục tiêu.
Một nhân viên có kỹ thích ứng sẽ hòa nhập rất nhanh trong môi trường làm việc mới, đáp ứng được các yêu cầu công việc trong điều kiện làm việc hiện có, ngay cả khi mọi thứ diễn ra không đúng như kế hoạch. Họ thường hoàn thành tốt các công việc của chính mình và công việc chung trong Team.
Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm các ứng viên có khả năng thích ứng tốt khi tuyển dụng vì kỹ năng này rất quan trọng trong việc đánh giá nhân viên có phù hợp để làm việc và phát triển trong một vị trí công việc nào đó hay không.
Không chỉ là nhân viên, những người ở vị trí lãnh đạo như Team leader, Trưởng phòng cũng thường được kỳ vọng sẽ tự xử lý được các tình huống bất ngờ xảy ra trong công việc khi chưa có chỉ dẫn rõ ràng từ cấp trên.
Một nhà lãnh đạo (
Leadership là gì?) có kỹ năng thích ứng phải có khả năng giải quyết các vấn đề trong một môi trường có nhịp độ nhanh và tin tưởng vào khả năng phán đoán của họ khi đưa ra những quyết định khó khăn.
II. Tại sao kỹ năng thích ứng là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng
Kỹ năng thích ứng là một kỹ năng mềm quan trọng giúp chúng ta có thể thành công trong công việc trong một thế giới thay đổi hàng ngày, nó đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo.
Khi các nhà lãnh đạo thực hiện bước nhảy vọt từ vị trí giám sát thành quản lý cấp trung và cuối cùng lên các vị trí cấp cao hơn, họ sẽ cần phải điều chỉnh phong cách của mình. Các vai trò lãnh đạo ngày càng phức tạp khi bạn thăng tiến trong một tổ chức, đòi hỏi các kỹ năng gây ảnh hưởng và thuyết phục tinh tế hơn.
Và, khi thâm niên của một nhà lãnh đạo tăng lên, họ cần học cách trao quyền, ủy quyền, quản lý có chiến lược các nhân viên cấp dưới.
Vì vậy, các nhà lãnh đạo không chỉ cần thích ứng khi họ di chuyển giữa các vai trò trong sự nghiệp của mình, mà họ còn cần phải linh hoạt liên tục trong bất kỳ vai trò nhất định nào, khi họ dẫn dắt mọi người và tổ chức của mình trong một thế giới liên tục thay đổi.
III. Làm thế nào để phát triển các kỹ năng thích ứng
Hành trình rèn luyện kỹ năng thích ứng của mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào thế mạnh và lĩnh vực phát triển cụ thể của mỗi người, nhưng dưới đây là một số mẹo chính có thể giúp các bạn có thể phát triển được kỹ năng thích ứng ở nơi làm việc.
1. Hãy tự tin nhưng cởi mở để cải thiện kỹ năngBạn cần phải nhận thức được giữa hiệu suất công việc thực tế đạt được và hiệu suất mong muốn đạt được trong kế hoạch là rất khác nhau. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn thay đổi thái độ và hành vi khi cấp trên đưa ra mục tiêu cần phải đạt được quá cao so với suy nghĩ của bạn.
Điều bạn cần làm không phải là cảm thấy hoang mang và mất động lực, mà điều cần phải làm là tự tin vào bản thân có thể làm được, thích ứng ngay với vấn đề này bằng cách phân tích và lên kế hoạch các việc cần phải để đạt được mục tiêu đã đề ra.
2. Tập trung vào việc phải làm gì và không phàn nànKhi nhận một nhiệm vụ được giao từ cấp trên, bạn cần phải suy nghĩ rằng mình phải tập trung nhiều hơn cho nhiệm vụ này và có thể học hỏi được điều gì từ nó, cố gắng thực hiện thật tốt không để thất bại xảy ra.
Những suy nghĩ này sẽ giúp bạn có thái độ tích cực khi làm việc, xem những thử thách mới là cơ hội để học hỏi những điều mới, để chứng tỏ khả năng và bản lĩnh của mình với cấp trên. Với hướng tiếp cận đầy tích cực và tràn đầy năng lượng như vậy sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất cao trong công việc.
3. Suy nghĩ về cách bạn đang tư duyKhả năng siêu nhận thức là khả năng của chúng ta để suy nghĩ về cách chúng ta nghĩ và nó rất quan trọng để tối đa hóa việc học. Tìm kiếm phản hồi và suy ngẫm về nó là những yếu tố chính, cho phép chúng ta rút ra những bài học quan trọng từ kinh nghiệm của mình.
4. Thực hành một cách có chủ đích, không vô tâmCác chuyên gia có cách tiếp cận có chủ ý hơn nhiều để cố gắng triển khai phương pháp mới nhằm cải thiện hiệu suất của họ.
Ví dụ: Họ có khả năng sử dụng tốt nhiều chiến lược như thiết lập mục tiêu và áp dụng các mục tiêu cụ thể hơn về cách họ sẽ cải thiện hiệu suất công việc để đạt được mục tiêu đang hướng tới.
Thực hiện các việc này một cách có chủ đích bao gồm việc tổ chức công việc và thời gian cần phải làm cho mỗi nhiệm vụ. Những sai sót trong quá trình làm rất quan trọng vì nó giúp bạn rèn luyện kỹ năng thích ứng bằng cách tìm các giải pháp thay thế để đạt được mục tiêu đề ra.
Chúc bạn thành công.