I. General Manager HR là gì?
General
Manager Human Resource là Giám đốc nhân sự, là người đứng đầu bộ phận nhân sự. Có trách nhiệm phát triển các chiến lược, chính sách, quy trình hệ thống nhằm tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, thu hút nhân tài, giữ chân người tài, tạo động lực cho nhân sự đạt được hiệu suất cao, giúp công ty phát triển.
II. Trách nhiệm của GM HR
Giám đốc Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý tất cả các chức năng của bộ phận Nhân sự bao gồm quản lý nguồn nhân lực, sức khỏe và an toàn, phát triển tổ chức, phát triển năng lực nhân viên và Tuyển dụng nhân sự.
Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm xây dựng và nâng cao năng lực tổng thể của đội ngũ Nhân sự để đảm bảo chất lượng và hỗ trợ đạt được các mục tiêu chung của công ty.
Báo cáo cho các quản lý cấp cao hơn như Giám đốc điều hành (CEO).
III. Các công việc GM HR phải làm
1. Xây dựng chiến lược
- Xây dựng, giám sát và duy trì nguồn nhân lực cần thiết để đạt được các mục tiêu chung của công ty. Đồng thời cải tiến quy trình nhằm tối yêu hóa được chi phí.
- Xây dựng văn hóa và năng lực cạnh tranh của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu chiến lược hiện tại và tương lai.
- Đưa ra các chiến lược cụ thể trong việc quản lý và bổ sung nhân sự cần thiết theo yêu cầu của các bộ phận trong công ty để đảm bảo hoạt động luôn được tối ưu hóa.
- Training và hướng dẫn cho các manager khác về việc quản lý nhân sự.
- Xây dựng các chiến lược, chính sách và hệ thống hiệu quả để thu hút người tài, giữ chân người giỏi bao gồm lương thưởng, đãi ngộ, phúc lợi của nhân viên, sức khỏe và an toàn, phát triển tổ chức, học tập và phát triển, khen thưởng và công nhận, quản lý hiệu suất. Nhằm tạo nên môi trường tốt cho tổ chức hoạt động hiệu quả cao và một môi trường quản lý con người tích cực hỗ trợ việc thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.
- Giám sát, chỉ đạo các chương trình đổi mới tổ chức do cấp lãnh đạo đề ra bao gồm nhân sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cần thiết.
2. Xây dựng môi trường làm việc
- Chịu trách nhiệm tạo ra môi trường gắn kết các nhân viên giữa các bộ phận trong toàn công ty.
- Quản lý các nhân viên trong bộ phận HR, đưa ra định hướng, mục tiêu, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả, đồng thời chủ động chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và ý tưởng.
- Đảm bảo sự gắn kết giữa các phòng ban với nhau.
- Xây dựng các chương trình thu hút và thúc đẩy mọi người tham gia.
- Thúc đẩy một môi trường hợp tác, cởi mở, khuyến khích chất lượng, sự đổi mới, liên tục học hỏi và chia sẻ kiến thức.
3. Quản lý chung
- Xây dựng chiến lược, chương trình làm việc và mục tiêu hoạt động cho bộ phận HR, với các cơ chế đo lường, giám sát và báo cáo.
- Điều chỉnh các hoạt động của bộ phận Nhân sự theo định hướng chiến lược của công ty đề ra.
- Theo dõi và điều chỉnh các chương trình làm việc thông qua các quy trình đã thống nhất để cho phép Bộ phận Nhân sự thích ứng với các hoàn cảnh thay đổi.
- Thường xuyên theo dõi và báo cáo về tiến độ đạt được các kế hoạch và chiến lược đã đề ra.
- Quản lý chi tiêu và nguồn lực phù hợp với các hướng dẫn, ngân sách, thời hạn và yêu cầu đã được phê duyệt, tập trung vào việc thúc đẩy tối ưu hóa hiệu quả chi phí.
- Xây dựng đánh giá và cải tiến liên tục trong tất cả các hoạt động của bộ phận nhân sự.
- Xác định và quản lý rủi ro một cách hiệu quả và nhất quán.
- Theo dõi hiệu suất của cá nhân, Team và các bộ phận để đảm bảo rằng các mục tiêu hoạt động đạt được như mong đợi.
- Dự đoán nhu cầu năng lực trong tương lai của công ty về Nguồn nhân lực, xác định những khoảng trống về năng lực và giải quyết những khoảng cách này thông qua tuyển dụng và phát triển có mục tiêu hoặc các hành động khác.
- Huấn luyện, cố vấn và phát triển đội ngũ nhân viên để đáp ứng nhu cầu của công ty trong hiện tại và tương lai.
- Xác định và phát triển nhân tài cho các vị trí quan trọng trong bộ phận HR.
4. Quản lý mối quan hệ
- Quản lý các mối quan hệ làm việc mang tính xây dựng với đồng nghiệp và các bên liên quan bên ngoài để tăng cường hiểu biết và hợp tác nhằm đạt được kết quả mong muốn.
- Phát triển mối quan hệ làm việc hiệu quả với các cấp manager và nhân viên phòng ban khác để trao đổi thông tin, kết hợp làm việc hiệu quả hơn.
5. Quản lý an toàn và sức khỏe nhân sự
- Thể hiện cam kết thông qua việc tích cực hỗ trợ tất cả các sáng kiến về an toàn và phúc lợi.
- Đảm bảo tất cả nhân viên, đồng nghiệp duy trì các tiêu chuẩn an toàn đầy đủ trong công việc thông qua tham vấn, đào tạo và giám sát.
- Đảm bảo an toàn cho chính mình và những người khác mọi lúc
- Tuân thủ các chính sách, thủ tục an toàn và phúc lợi, hệ thống an toàn về công việc và báo cáo sự kiện
- Báo cáo kịp thời tất cả các sự cố, tai nạn.