Kênh phân phối là gì? Lợi ích các kênh phân phối mang lại

Published by TaiPhan on  

Kênh phân phối là các hệ thống bán hàng trực tiếp hoặc gián tiếp cho người tiêu dùng như các nhà phân phối, bán buôn, đại lý, bán lẻ, siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa, các trang Web TMĐT như Shoppee, Lazada, Tiki.


Kênh phân phối là gì? Lợi ích các kênh phân phối mang lại

I. Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là các hệ thống bán hàng trực tiếp hoặc gián tiếp cho người tiêu dùng như các nhà phân phối, bán buôn, đại lý, bán lẻ, siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa, các trang Web  TMĐT như Shoppee, Lazada, Tiki.

Các nhà sản xuất sẽ sử dụng các kênh phân phối này để đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Doanh nghiệp có hệ thống phân phối rộng lớn, sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với thị trường. 

II. Lợi ích các kênh phân phối mang lại

Nếu bạn là nhà sản xuất ra sản phẩm, để có thể đưa sản phẩm ra thị trường và được tiêu thụ nhiều thì phải cần đến các kênh phân phối để đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng. Dưới đây là các lợi ích khi sử dụng các kênh phân phối:

1. Giảm chi phí

Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có thể tự mình bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Nhưng để có thể đưa được sản phẩm ra thị trường cần rất nhiều nguồn lực, thời gian, tiền bạc và nhân lực. Nếu tự mình thực hiện hết các công việc này thì doanh nghiệp sản xuất sẽ không thể gánh vác nổi hoặc có thể đẩy chi phí lên rất cao. 

Tuy nhiên, nếu sử dụng các kênh phân phối, thì sản phẩm sẽ tiếp cận được thị trường nhanh chóng nhờ vào nguồn lực sẵn có của các kênh phân phối như siêu thị, đại lý, các nhà bán lẻ… Điều này sẽ giúp sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn và phủ song rộng khắp trên cả nước tốt hơn so với việc doanh nghiệp sản xuất tự làm mọi thứ.

Ngoài ra, các nhà bán lẻ như siêu thị, cửa hàng sẽ dữ trữ sản phẩm trong kho và bày bán trên các kệ hàng của họ, khách hàng đến các địa điểm siêu thị, cửa hàng để mua chúng. Donah nghiệp sẽ không phải chịu các chi phí cho việc dự trữ và giao hàng. Do đó, sẽ giúp tiết kiệm chi phí. 

2. Doanh nghiệp sẽ tập trung làm tốt công việc sản xuất của mình

Để có thể mở rộng thị trường và tiếp cận với nhiều khách hàng, doanh nghiệp cần phải có kiến thức chuyên môn về thị trường, hiểu biết sâu sắc về đối tượng khách hàng mục tiêu .

Nếu bạn là một doanh nghiệp sản xuất nhỏ, thì bạn không thể nào đủ nguồn lực để thực hiện các công việc này. Thay vào đó, hãy tập trung vào thế mạnh của mình đó là sản xuất, còn việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng hãy để cho các kênh phân phối làm vì đây là thế mạnh của họ.

Các nhà bán buôn, bán lẻ và đại lý sẽ đảm nhận các khâu liên quan đến quá trình phân phối sản phẩm, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý đơn đặt hàng và hàng tồn kho, quản lý mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và khách hàng, các sáng kiến dịch vụ, chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng, và vận chuyển sản phẩm đến các địa điểm khác nhau.

Kênh phân phối là gì? Lợi ích các kênh phân phối mang lại

3. Marketing hiệu quả hơn

Để tối ưu hóa chi phí Marketing, cần phải hợp tác với các agency và thực hiện các chiến dịch Marketing hoặc quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng đến các cửa hàng bán lẻ để mua sản phẩm. 

Do đó, nếu sử dụng các kênh phân phối, doanh nghiệp sản xuất sẽ không phải chịu các chi phí quảng cáo này. 

4. Phạm vi tiếp cận khách hàng rộng hơn

Một ưu điểm khác của kênh phân phối là tốc độ phân phối sản phẩm trên các khu vực tỉnh thành rất nhanh và rộng khắp trên cả nước. 

Các nhà phân phối đã có sẵn nguồn lực như các cửa hàng đại lý,  siêu thị, của hàng bán lẻ trên khắp cả nước, họ sẽ sử dụng nguồn lực hiện có để giúp sản phẩm tiếp cận và bao phủ thị trường.

Như vậy, doanh nghiệp sản xuất nếu sử dụng các kênh phân phối, sẽ không phải đối mặt  các khó khăn và rủi ro khi tự mình xây dựng toàn bộ kênh phân phối. 

5. Hỗ trợ hậu cần

Các nhà phân phối và bán lẻ rất có kinh nghiệp trong việc quản lý sản phẩm và hàng tồn kho. Họ có thể đáp ứng các đơn đặt hàng hàng ngày và biết khi nào cần yêu cầu các lô hàng lớn từ các nhà sản xuất. Và trong trường hợp xảy ra lỗi thực hiện, nhà phân phối hoặc chuỗi bán lẻ sẽ xử lý mọi vấn đề.

6. Nắm bắt thị trường nhanh

Các chuỗi bán lẻ biết sản phẩm nào bán chạy trong các khu vực phủ sóng cụ thể của họ và những nhu cầu của khách hàng. Những feedback  của họ có thể giúp nhà sản xuất cải tiến và tạo ra các sản phẩm tốt hơn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

7. Tăng trưởng nhanh hơn

Nếu bạn định giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng,  thì cần phải hợp tác với các đại lý quốc tế chuyên phân phối sản phẩm ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Đặc biệt nếu bạn là một doanh nghiệp sản xuất nhỏ, bạn phải hợp tác và tân dụng các nguồn lực của các kênh phân phối sẵn có để có thể đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. 

Ngoài ra, các kênh phân phối có thể giúp bạn cải tiến sản phẩm của mình và làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng toàn cầu. 

Chúc bạn thành công.

Chủ đề:Kênh phân phốităng trưởngMarketingThị trường
Từ khóa: Kênh phân phối là gì? Lợi ích các kênh phân phối mang lại
Nguồn: