Cách tạo ra Customer Profile cho doanh nghiệp của bạn

Published by TaiPhan on  

Tạo Customer Profile sẽ giúp bạn hiểu rõ về khách hàng tiềm năng, những người thực sự có nhu cầu mua sản phẩm của bạn.



Để tiếp thị, bán hàng và cung cấp hỗ trợ cho khách hàng một cách hợp lý, bạn cần hiểu họ. Và bạn có thể làm điều đó một cách hiệu quả bằng cách xây dựng Customer Profile và phát triển hệ thống tạo và kiểm tra các hồ sơ đó.

Trong Customer Profile, bạn sẽ xác định hành vi mua hàng, điểm khó khăn, dữ liệu tâm lý và dữ liệu nhân khẩu học với mục đích nhắm mục tiêu những khách hàng tương tự trong các chiến dịch bán hàng và tiếp thị của mình.

Nếu bạn không tạo Customer Profile, bạn có nguy cơ thực hiện các chiến dịch Marketing sai đối tượng, dẫn đến lãng phí thời gian và ngân sách. Việc xác định được chân dung khách hàng giúp bạn hiểu được tâm lý và hành vi của nhóm khách hàng quan trọng đối dịch vụ bạn đang kind doanh.

Cách tạo Customeer Profile cho doanh nghiệp
Nguồn ảnh crmviet.vn

I. Tại sao Customer Profile lại quan trọng?

Khi xây dựng doanh nghiệp, phát triển chiến lược tiếp cận thị trường hoặc đưa ra định hướng cho bộ phận bán hàng, điều quan trọng là phải có mô tả rõ ràng về khách hàng tiềm năng của bạn. Bằng cách đó, bạn biết ai có nhiều khả năng mua sản phẩm của bạn hơn trong tương lai dựa trên những người đã mua sản phẩm đó trong quá khứ.

Nó cũng giúp bạn xác định một người có nhu cầu thực sự sẽ mua sản phẩm từ bạn, điều này có giá trị hơn việc nhắm mục tiêu cho tất cả khách hàng trong thị trường.

II. Cách xây dựng Customer Profile

Đừng chỉ dựa vào phỏng đoán khi quyết định đưa các thông tin chủ quan vào hồ sơ khách hàng của bạn. Thay vào đó, hãy thực hiện một cách tiếp cận có hệ thống để thu thập thông tin và dữ liệu về đối tượng khách hàng lý tưởng mà bạn đang hướng tới.

Bằng cách hiểu những điều như nhu cầu của khách hàng, hành vi mua sắm, v.v., bạn có thể tìm ra những cách tốt nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu này. 
Dưới đây là năm bước đơn giản để tạo hồ sơ khách hàng ( Customer Profile ).

1. Xác định những đối tượng khách hàng quan trọng nhất của bạn

Bước đầu tiên là tìm và phân tích những người yêu thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Từ cơ sở khách hàng hiện tại của bạn, hãy liệt kê từ 5 đến 10 khách hàng đang nhận được nhiều giá trị nhất từ các dịch vụ của bạn - giá trị theo cách bạn đang giúp họ đạt được mục tiêu của mình.

Một số câu hỏi bạn nên tự hỏi để tìm được những khách hàng tốt nhất của mình là:

- Khách hàng nào đã sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty lâu nhất?

- Ai đang giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho bạn bè và gia đình của họ?

- Ai sẽ là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn?

2. Liệt kê các thuộc tính đáng chú ý của nhóm khách hàng muốn hướng đến

Sau khi bạn đã tổng hợp danh sách những đối tượng khách hàng quan trọng nhất, hãy viết ra tất cả các thuộc tính quan trọng của họ. Các thuộc tính chính thường liên quan đến:

2.1. Nhân khẩu học

Các thuộc tính nhân khẩu học  bao gồm: 

+ Độ tuổi

+ Giới tính

+ Thu nhập

+ Tình trạng hôn nhân

+ Công việc chuyên môn

Với thông tin này, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch để đưa ra thị trường những sản phẩm hoặc dịch phù hợp mà khách hàng thấy hữu ích.

Ví dụ: một cửa hàng quần áo nữ sang trọng chỉ nên tiếp thị sản phẩm của mình cho những khán giả nữ trẻ tuổi có sở thích mua quần áo thời trang.

2.2.Tâm lý học

Phân tích tâm lý học giúp bạn hiểu sâu hơn về niềm tin và giá trị của khách hàng. Chúng bao gồm các yếu tố như:

- Các hoạt động, thói quen, sở thích của khách hàng: xem phim, tập thể dục, nấu nướng, v.v.

- Phong cách sống: Hướng ngoại, ở trong nhà, giao tiếp xã hội ba lần một tuần, v.v.

- Mong muốn: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, du lịch, nghỉ dưỡng v.v.

- Những vấn đề khách hàng đang gặp phải: lo lắng về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm v.v.

- Phần tâm lý trong hồ sơ khách hàng giúp bạn tạo và tiếp thị các sản phẩm nói lên cách mọi người nghĩ, các vấn đề họ đang gặp phải và các yếu tố kích thích cảm xúc của họ.

2.3. Kinh tế xã hội

Hầu hết các hồ sơ khách hàng lý tưởng cũng có các thuộc tính liên quan đến giáo dục, thu nhập, vùng lân cận và quy mô hộ gia đình. Nhưng bạn thậm chí có thể nghiên cứu xem khách hàng quan trọng nhất của mình thuộc tầng lớp kinh tế xã hội nào.

Các thành phần kinh tế - xã hội chính là:

- Tầng lớp thượng lưu

- Tầng lớp trung lưu

- Tầng lớp trung lưu thấp

- Giai cấp công nhân lành nghề

- Tầng lớp thất nghiệp

Cơ hội đáp ứng kỳ vọng của khách hàng sẽ cải thiện đáng kể khi bạn có một bức tranh rõ ràng về các thuộc tính kinh tế xã hội của họ.

Tóm lại, đây là các bước để xây dựng hồ sơ khách hàng:

- Xác định những khách hàng tiềm năng 

- Lập danh sách các thuộc tính đáng chú ý của họ

- Tạo khảo sát về các đặc điểm khách hàng cụ thể

- Trích xuất dữ liệu khách hàng từ các kênh trực tuyến của bạn

- Tổng hợp lại tất cả các đặc điểm của từng nhóm khách hàng.

Chúc bạn thành công.

Chủ đề:Customer ProfileKhách hàngdoanh nghiệp
Từ khóa: Cách tạo ra Customer Profile cho doanh nghiệp của bạn
Nguồn: