Một trong những phần quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào là hiểu khách hàng của bạn là ai. Việc tạo Customer Profile giúp doanh nghiệp hiểu rõ các tập khách hàng khác nhau giúp đưa ra quyết định lựa chọn tập khách hàng phù hợp với dịch vụ của doanh nghiệp.
I. Customer Profile là gì?
Customer Profile là Hồ sơ khách hàng. Đây là một nhóm các thông tin được phân tích và mô tả đầy đủ về một nhóm khách hàng.
Customer Profile là tài liệu mô tả một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng bằng cách sử dụng nhân khẩu học, tâm lý học, mô hình mua hàng và các yếu tố khác, để xác định đặc điểm của những khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhất.
Việc mô tả chân dung của một nhóm các khách hàng mục tiêu một cách cụ thể sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, sẽ giúp công ty đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến sản phẩm và các chiến lược marketing hướng đến khách hàng một cách hiệu quả.
Các thông tin mô tả chân dung đại diện cho khách hàng mục tiêu bao gồm:- Độ tuổi
- Giới tính
- Tình trạng hôn nhân
- Công việc
- Thu nhập
- Nơi ở
- Các sở thích
- Phong cách sống
- Tâm lý
- Các môn thể thao ưa thích
- Thói quen
II. Lợi ích khi xây dựng Customer Profile
Tạo Customer Profile là rất quan trọng nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình. Lợi ích của nó có tác động đến toàn bộ công ty của bạn, bắt đầu từ nhóm bán hàng cho đến tổ chức dịch vụ của bạn.
Nó cho phép bạn xác định những khách hàng tiềm năng phù hợp hơn, những người có nhu cầu thực sự muốn mua sản phẩm của bạn.
Xây dựng hồ sơ khách hàng có thể giúp bạn chạy các chiến dịch tiếp thị tốt hơn nhờ tiếp cận đúng đối tượng, từ đó, tăng lợi nhuận của công ty. Với tất cả thông tin hữu ích đó, bạn có thể quyết định chiến lược nào nên thực hiện và chiến lược nào nên tránh.
Ví dụ: nếu hồ sơ phân tích khách hàng cho biết khách hàng lý tưởng của bạn thích tương tác trên MXH Instagram, thì có lẽ bạn nên tập trung vào việc cải thiện hoạt động tiếp thị trên Instagram của mình.
Bạn không thể sản xuất ra sản phẩm để phù hợp với tất cả người tiêu dùng, nhưng bạn có thể phân tích và xây dựng Customer Profile khách hàng lý tưởng của mình, họ là ai, họ làm gì, họ thích điều gì. Điều này sẽ giúp công ty phát triển sản phẩm, tiếp cận đúng khách hàng có nhu cầu.
Một số lợi ích cụ thể khi xây dựng Customer Profile:
1. Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Với việc nắm được chính xác các đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu dựa trên Customer Profile. Những thông tin chi tiết như vậy giúp cải thiện hoạt động tiếp thị của bạn vì bạn có thể sử dụng các thông tin này để chủ động nhắm đúng các phân khúc người tiêu dùng mục tiêu chính xác.
Ví dụ: nếu Customer Profile của bạn cho thấy rằng người mua hàng tiềm năng thường sử dụng điện thoại iPhone để xem sản phẩm và mua sắm Online, bạn có thể đưa các tùy chọn thiết bị của họ vào nhắm mục tiêu theo đối tượng khi tạo quảng cáo Facebook cho doanh nghiệp của mình
Nói một cách đơn giản, việc chạy quảng cáo rẻ hơn sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn biết được các đặc điểm của người tiêu dùng.
2. Cũng cố được uy tín doanh nghiệp và tạo lòng tin cho khách hàng
Hiểu rõ khách hàng là cách giúp bạn phục vụ họ tốt hơn. Bằng cách biết được các vấn đề họ gặp phải, tính cách, sở thích, thói quen họ, bạn có thể mang lại trải nghiệm dịch vụ khách hàng vượt trội khi họ yêu cầu trợ giúp.
Bạn có thể dự đoán các vấn đề trước khi chúng phát sinh, cung cấp giải pháp hiệu quả và phù hợp hơn với nhu cầu của họ nếu họ liên hệ với bạn.
Điều này sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng với công ty, tạo cho khách hàng ấn tượng tốt, và xây dựng được lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn.
Theo các nghiên cứu về
trải nghiệm khách hàng, 79% người tiêu dùng trung thành hơn với doanh nghiệp hiểu họ. Khi mức độ trung thành của khách hàng tăng sẽ giúp thúc đẩy lợi nhuận của công ty. Do đó, hiểu khách hàng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng sẽ giúp cải thiện lợi nhuận của bạn.
3. Cung cấp Sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng
Trong nhiều trường hợp, các công ty có nhiều nhóm khách hàng mục tiêu có hành vi, thị hiếu và sở thích khác nhau. Nếu là một trong những công ty như vậy, bạn cần biết từng nhóm người tiêu dùng muốn gì và họ muốn như thế nào.
Bạn có thể tăng doanh số bán hàng bằng cách chạy các chương trình khuyến mãi và giảm giá, nhưng tại một số thời điểm, bạn sẽ cần phải hướng đến một phân khúc khách hàng cụ thể và điều chỉnh các dịch vụ của mình để phù hợp với nhu cầu của họ.
Việc xây dựng Customer Profile cho từng nhóm đối tượng, bạn sẽ có thông tin hữu ích về khách để điều chỉnh sản phẩm phù hợp với các phân khúc khác nhau.
III. Sự khác biệt giữa Customer Profile và Buyer Persona là gì?
Các nhà tiếp thị thường sử dụng Customer Profile và Buyer Persona (tính cách người mua) thay thế cho nhau, nhưng chúng là hai thuật ngữ khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau.
- Customer Profile (Hồ sơ khách hàng) thể hiện nhóm người phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nó có xu hướng bao gồm nhân khẩu học, lối sống và hành vi của nhóm các cá nhân.
- Buyer Persona (tính cách người mua)là một đại diện giả định về khách hàng mà bạn muốn tiếp cận dựa trên các điểm dữ liệu định tính như mục tiêu, động cơ, các vấn đề khách hàng đang gặp phải, v.v.
Vì vậy, trong khi cả Customer Profile và Buyer Persona (tính cách người mua) đều đại diện cho loại khách hàng bạn muốn hướng đến. Customer Profile (hồ sơ khách hàng) cho phép bạn tìm hiểu sâu hơn về nhân khẩu học và các thuộc tính khác của họ. Các thông tin chi tiết của Customer Profile có thể giúp bạn tìm ra những khách hàng tiềm năng mới và điều chỉnh các chiến dịch tiếp thị cho phù hợp với khách hàng.
>>
Cách tạo ra Customer Profile cho doanh nghiệp của bạnChúc bạn thành công.