Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định những khách hàng này

Published by TaiPhan on  

Khách hàng mục tiêu là những người mà bạn đã xác định là có nhiều khả năng mua sản phẩm của bạn nhất.



Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, điều quan trọng là bạn phải biết khách hàng mục tiêu của mình là ai. Không biết ai là khách hàng mục tiêu sẽ khiến bạn đưa ra các quyết định sai lầm trong kinh doanh.

Khách hàng mục tiêu là gì

I. Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là những người mà bạn đã xác định là có nhiều khả năng mua sản phẩm của bạn nhất.

II. Cách xác định khách hàng mục tiêu

1. Xem xét cơ sở khách hàng hiện tại của bạn

Thay vì phỏng đoán lung tung, hãy dành chút thời gian để tìm hiểu những khách hàng hiện tại. Hãy phân tích về giới tính, độ tuổi, ngành nghề, nơi sinh sống và mức thu nhập của họ. 

2. Phân tích thói quen của khách hàng hiện tại

Tìm hiểu sâu hơn một chút, hãy phân tích xem thói quen của khách hàng hiện tại của bạn là gì. Họ thường có thói quen gì, họ đang tìm kiếm thông tin gì? Họ  tìm kiếm thông tin ở đâu? Họ thường sử dụng thiết bị di động hay máy tính? Họ sử dụng các MXH như Facebook hoặc trên Linkedin không? Bằng cách biết họ đang ở đâu và những gì họ đang tìm kiếm, bạn có thể tiếp cận họ một cách dễ dàng.

3. Xác định mục tiêu của khách hàng

Biết được khách hàng lý tưởng của bạn mong muốn đạt được điều gì có thể là thông tin quan trọng để xây dựng Content Marketing phù hợp. 

Ví dụ: nếu bạn là một huấn luyện viên thể dục nhắm mục tiêu đến các cô dâu, việc biết rằng khách hàng mục tiêu của bạn có mong muốn giảm cân để có thể bận vừa váy cưới, bạn sẽ tạo ra nội dung phù hợp về việc giúp giảm cân nhanh và khoa học sẽ thu hút được khách hàng mục tiêu này. 

4. Xác định vấn đề của khách hàng mục tiêu đang gặp phải

Mọi người thường mua hàng vì một trong hai lý do: Họ muốn mua để thỏa mãn sở thích hoặc hoặc họ có một vấn đề cần được giải quyết. 

Nếu bạn có thể xác định được vấn đề mà khách hàng mục tiêu của bạn hiện đang phải đối mặt và giúp họ đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề, có khả năng bạn sẽ tiếp cận và dễ dàng chuyển đổi thành khách hàng chính thức. 

5. Phân tích cách họ đưa ra quyết định mua hàng

Mọi người mua hàng theo nhiều cách khác nhau. Một số mua hàng vì thích khi vô tình nhìn thấy và nảy sinh nhu cầu. Một số dành thời gian để nghiên cứu, đọc các bài đánh giá và xem xét các lựa chọn khác có chức năng tương đương trên thị trường. 

Điều quan trọng là bạn phải biết thói quen mua hàng của khách hàng lý tưởng của mình để bạn có thể đảm bảo họ có các nguồn lực phù hợp ở đó để mua hàng. 

Ví dụ: nếu khách hàng lý tưởng của bạn mua hàng một cách bất chợt, hãy đảm bảo rằng bạn có một trang web có chức năng thanh toán nhanh chóng dễ dàng. 

Nếu khách hàng lý tưởng của bạn thích nghiên cứu và nhận được sự đảm bảo từ những khách hàng khác trước khi họ quyết định mua, thì hãy đảm bảo bạn có xây dựng chức năng đánh giá phản hồi thật tốt trên kênh kinh doanh của mình. Đây sẽ là chìa khóa khiến cho khách hàng tiềm năng của bạn ra quyết định mua hàng.

6. Phân tích xem khách hàng cần gì

Nếu bạn chạy một quảng cáo trên Facebook và nhắm mục tiêu đến tất cả mọi người mà nền tảng xã hội có thể tiếp cận, sẽ khiến cho ngân sách tăng cao nhưng lợi nhuận không cao. 
Nếu bạn đang bán xe đẩy và quảng cáo của bạn xuất hiện trên nguồn cấp dữ liệu Facebook của một nam thanh niên độc thân 24 tuổi, thì khả năng bán được hàng là rất nhỏ. 

Nếu bạn đã có một sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy lập danh sách những lý do tại sao mọi người cần những gì bạn cung cấp, bao gồm những thay đổi mà sản phẩm hoặc dịch vụ đó có thể mang lại trong cuộc sống của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng có thể mang lại chuyển đổi cao. 

Chúc bạn thành công.

Chủ đề:Khách hàng mục tiêuKinh doanh
Từ khóa: Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định những khách hàng này
Nguồn: