Bảng mô tả công việc vị trí Marketing

Published by TaiPhan on  


Nếu bạn là người năng động thích làm các công việc liên quan nhiều đến sáng tạo thì nghề nghiệp Marketing sẽ rất phù hợp danh cho bạn. Marteting là một nghề có tính sáng tạo cao và luôn luôn thay đổi, đây sẽ là bầu trời rộng lớn cho bạn vẫy vùng. 

Nếu bạn đang nghiên cứu để dấn thân vào cón đường sự nghiệp Marketing, thì cần phải biết và nắm bắt những công việc một nhân viên Marketing sẽ phải làm là gì, để từ đó đánh giá xem bản thân có phù hợp với lĩnh vực này hay không. Bạn cũng đang tự hỏi bảng mô tả công việc JD của NV Marketing là gì đúng không? 

Bảng mô tả công việc Marketing

Dưới đây là bản mô tả các công việc của NV Marketing phải làm rất cụ thể, hãy cùng xem ngay nhé.

I. Các công việc NV Marketing phải làm

Các nhân viên Marketing sẽ có trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu, tăng nhận thức về thương hiệu (Awareness là gì?),  sản phẩm và dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. 

Nhân viên Marketing sẽ theo dõi xu hướng và phát triển các chiến lược giá và chiến dịch quảng cáo. Họ cũng tổng hợp dữ liệu nhân khẩu học và phát triển các chiến lược nhắm mục tiêu để nâng cao nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. Một số trách nhiệm chính của họ bao gồm:

- Tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm.

- Viết Content bán hàng hấp dẫn.

- Thu hút khách hàng tiềm năng.

- Xây dựng chiến dịch Email Marketing.

- Tạo tính cách người mua dựa trên nghiên cứu thị trường.

- Theo dõi và phân tích ROI của trang web.

- Chạy các chiến dịch quảng cáo.

II. Bảng mô tả công việc Digital Marketing phải làm

- Kiểm soát các hoạt động Digital Marketing:

- Xây dựng chiến lược, chiến lược Marketing cho sản phẩm, lĩnh vực của Cty, các chương trình truyền thông, promotion theo định hướng công ty.

- Lập kế hoạch, triển khai và theo dõi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của Công ty trên các kênh Online: Google, Facebook, Zalo, Linked In,…

- Lập kế hoạch, điều phối, phối hợp với Content Marketing để phát triển các kênh Marketing Online đảm bảo các kết quả đã đặt ra.

- Triển khai các chiến dịch quảng bá và xây dựng thương hiệu qua các công cụ Digital Marketing (SEO/SEM, Online Advertising, Email Marketing, Mobile Marketing, Social Media, SMS Marketing, Affiliate Marketing…), bao gồm cả triển khai thử nghiệm và đánh giá kết quả. Nắm rõ quy định kỹ thuật của từng kênh digital để tối ưu hóa nội dung, hình ảnh và chất lượng quảng cáo.

- Phát triển các kênh quảng cáo mới trên nền tảng digital Phối hợp với các phòng ban liên quan để đảm bảo tiến độ công việc và kết quả đề ra

- Quản lý các Agency và các CTV để đánh giá, triển khai theo chiến lược của Cty.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động Marketing trên các kênh Social Network: Facebook, Instagram, …

- Triển khai, vận hành và tối ưu quảng cáo, quản lý chi phí quảng cáo trên các kênh Facebook Ads, Instagram …

- Lên kế hoạch quản lý và tối ưu hoá chiến dịch tăng traffic và doanh số bán cho gian hàng trên sàn thương mại điện tử.

- Quản lý gian hàng official store trên sàn thương mại điện tử

- Sáng tạo Content để lên ý tưởng cho các nội dung truyền thông.

- Phân tích số liệu để tối ưu hoá chiến dịch và tăng trưởng của gian hàng trên thương mại điện tử.

- Làm việc trực tiếp với KAM các sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo...

III. Bảng mô tả công việc Trade Marketing

1. Xây dựng chiến lược & kế hoạch

- Thực hiện và theo dõi các Chương trình Khuyến mãi (CTKM) cho các nhãn hàng trực thuộc Hoàng Yến Group.

- Đảm bảo hoàn thành các mục tiêu liên quan đến độ phủ nhận diên thương hiệu, hiệu quả của các CTKM, doanh số của nhãn hàng và Công ty.

2. Quản lý các Chương trình Marketing

- Thông báo cách thực hiện CTKM đến hệ thống Nhà hàng (gồm nội dung chương trình, hình thức & điều kiện ưu đãi, cách thức thao tác trên hệ thống và những vấn đề liên quan khác).

- Theo dõi, đánh giá và báo cáo tiến độ thực hiện các CTKM, chiêu thị tại các điểm bán cho cấp Quản lý trực tiếp.

3. Xây dựng và duy trì quan hệ

- Hỗ trợ Trưởng phòng Trade Marketing trong quá trình hoạt động của các CTKM.

- Lập và chốt hợp đồng, thanh toán các nhà cung cấp/đối tác theo từng chương trình.

4. Quản lý các ấn phẩm Marketing

- Chịu trách nhiệm tất cả các khâu sản xuất ấn phẩm MKT (POSM), từ brief thiết kế, lấy báo giá cho đến nghiệm thu và phân bổ xuống Nhà hàng.

- Đảm bảo chất lượng, màu sắc của POSM đạt tiêu chuẩn như yêu cầu.

IV. Các hình thức Marketing khác nhau

Marketing là quá trình giúp sản phẩm và thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng, thu hút sự chú ý và kích thích khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, có rất nhiều chiến lược mà các nhân viên Marketing sử dụng để thực hiện điều đó. Dưới đây là các loại Marketing khác nhau:

1. Tiếp thị qua Internet (Internet Marketing)

Lấy cảm hứng từ một chiến dịch sản phẩm Excedrin diễn ra trực tuyến, ý tưởng hiện diện trên Internet vì lý do kinh doanh là một loại hình tiếp thị tự thân.

2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Viết tắt SEO, đây là quá trình tối ưu hóa nội dung trên trang web để nó xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó được các nhà tiếp thị sử dụng để thu hút những người thực hiện tìm kiếm khi họ muốn tìm kiếm về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó qua Internet. 

3. Tiếp thị blog (Blog Marketing)

Blog không còn độc quyền của từng người viết. Các thương hiệu hiện đang xây dựng nội dụng trên blog để viết về ngành và sản phẩm của họ và thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, những người tiêu dùng tìm kiếm thông tin trên Internet.

4. Tiếp thị truyền thông xã hội (Social media marketing)

Doanh nghiệp có thể sử dụng Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và các mạng xã hội tương tự để tạo ấn tượng với người tiêu dùng theo thời gian.

5. Tiếp thị báo in

Khi các tờ báo và tạp chí hiểu rõ hơn ai đăng ký tài liệu in của họ, các doanh nghiệp tiếp tục tài trợ cho các bài báo, hình ảnh và nội dung tương tự trong các ấn phẩm mà khách hàng của họ đang đọc.

6. Tiếp thị công cụ tìm kiếm (Search engine marketing)

Loại tiếp thị này hơi khác so với SEO, được mô tả ở trên. Đây là loại tìm kiếm có trả tiền, các doanh nghiệp phải trả tiền cho một công cụ tìm kiếm để đặt các liên kết trên các trang kết quả tìm kiếm. 

7. Tiếp thị video

Trong khi trước đây chỉ có quảng cáo, giờ đây các Marketers đã đổ tiền vào việc tạo và xuất bản các loại video viral để tiếp cận các khàng tiềm năng.


Chủ đề:Jdbảng mô tả công việMarketingviệc làmBảng mô tả công việc
Từ khóa: Bảng mô tả công việc vị trí Marketing
Nguồn: