I. Quản trị kinh doanh là gì?
Ngành quản trị kinh doanh là ngành học cung cấp kiến thức ở nhiều lĩnh vực liên quan đến các hoạt động kinh doanh như kế toán, Marketing, tài chính… Giúp người học hiểu được cách thức công ty hoạt động và cách quản trị giúp công ty phát triển.
Người học quản trị kinh doanh có thể ứng tuyển các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp hoặc có thể điều hành các hoạt động doanh kinh doanh của riêng mình.
Chương trình học đại học cho ngành Quản trị kinh doanh là 4 năm và lấy bằng cử nhân.
Khi tốt nghiệp, bạn có thể hiểu được quy trình hoạt động của một công ty và các quy tắc quản trị kinh doanh. Đồng thời sở hữu kỹ năng tư duy phản biện và kiến thức thực tế về một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên môn liên quan đến các hoạt động kinh doanh. Chương trình nhằm cung cấp cho bạn cơ hội học hỏi từ những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Để có thể nâng cao kiến thức chuyên sâu hơn, bạn có thể học lên MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh).
Quản trị kinh doanh là một lĩnh vực rộng lớn có sự kết hợp của nhiều loại vị trí quản lý. Từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp độc lập, mọi hoạt động đều cần những người có khả năng quản trị để giúp công ty hoạt động và phát triển thành công.
II. Học Quản trị kinh doanh ra làm gì?
Học Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp nền tảng kiến thức quan trọng giúp bạn thăng tiến lên các vị trí công việc lãnh đạo tại các doanh nghiệp trong tương lai như CEO,
CFO, COO…
Nhiều giám đốc điều hành kinh doanh hàng đầu đều có sự nghiệp bắt đầu bằng việc học quản trị kinh doanh, sau đó là kinh qua các công việc ở các vị trí như quản trị văn phòng, quản lý khách sạn, bán lẻ ở những công ty nhỏ, sau đó thăng tiến lên các vị trí cao hơn ở các doanh nghiệp có hàng ngàn nhân viên.
Các công việc mà các nhà quản trị doanh nghiệp phải làm:- Thiết lập và thực hiện các mục tiêu, chính sách và thủ tục của bộ phận hoặc tổ chức.
- Chỉ đạo và giám sát các hoạt động tài chính và ngân sách của một tổ chức
- Quản lý các hoạt động chung liên quan đến sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ
- Thực hiện nghiên cứu và tiến hành đổi mới (Innovation là gì ?) trong doanh nghiệp bằng cách áp dụng các công nghệ mới tại nơi làm việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
- Tham khảo ý kiến của các giám đốc điều hành (CEO), nhân viên và thành viên hội đồng quản trị khác về hoạt động.
- Đàm phán hoặc thông qua các hợp đồng và thỏa thuận.
- Bổ nhiệm các trưởng bộ phận và quản lý.
- Phân tích báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng và các chỉ số hoạt động khác.
- Xác định những nơi để cắt giảm chi phí và cải thiện hiệu suất, chính sách và chương trình
Một số lĩnh vực tiêu biểu cho công việc quản lý bao gồm quản lý chung, quản lý khách sạn, quản trị văn phòng, quản lý hoạt động, quản lý bán lẻ và quản lý bán hàng.
III. Mục tiêu khi học Quản trị kinh doanh
Học ngành Quản trị kinh doanh là một cách tốt để tìm hiểu thêm về lý thuyết kinh doanh và các ứng dụng trong thế giới thực của nó. Cuối cùng, bạn có thể hiểu được các khía cạnh khác nhau của quản trị kinh doanh, bao gồm:
- Phát triển các kế hoạch chiến lược bằng cách sử dụng thông tin tiếp thị.
- Hiểu được vai trò của hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
- Tìm hiểu cách giải quyết các vấn đề của tổ chức bằng cách sử dụng nguồn nhân lực và các nguyên tắc quản lý.
- Hiểu cách sử dụng các công cụ để thu thập thông tin kinh doanh. Tiếp tục sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định hoạt động quan trọng.
- Học cách áp dụng các khái niệm tư duy phản biện.
- Phát triển khả năng áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính để đảm bảo tính khả thi.
IV. Lợi ích khi học ngành Quản trị kinh doanh
Chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh cung cấp cho bạn đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận các vị trí công việc trong ngành kinh doanh. Ngoài ra, bạn có thể điều hành các hoạt động doanh kinh doanh của riêng mình.
Khi tốt nghiệp bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình ở các vị trí như thực tập. Với kinh nghiệm đã tích lũy qua quá trính làm việc, sự nghiệp của bạn sẽ thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Một số lựa chọn công việc có sẵn khi tốt nghiệp bao gồm quản lý trong sản xuất, thương mại điện tử, ngân hàng, hệ thống thông tin, v.v.
V. Ai nên học Quản trị kinh doanh?
Khóa học là một lựa chọn cho bất kỳ ai muốn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp quản lý kinh doanh. Nó thậm chí còn quan trọng hơn đối với những cá nhân thiếu kiến thức nền tảng về thương mại.
Cung cấp các kiến thức cần thiết với những điều cơ bản của quản trị kinh doanh. Đây là một bước đệm tuyệt vời để đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của bạn trong tương lai.
VI. Những con đường sự nghiệp trong ngành quản trị kinh doanh
Với bằng cử nhân quản trị kinh doanh, bạn sẽ đủ điều kiện để ứng tuyển các vị trí tại các doanh nghiệp như phân tích kinh doanh, tổng hợp nguồn nhân lực, người quản lý hoạt động hoặc chuyên gia Marketing.
Một số sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh cũng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, tạo ra các doanh nghiệp thành công của riêng họ ngay từ đầu.
Có rất nhiều ngành nghề có thể lựa chọn khi học ngành quản trị kinh doanh như :
1. Giám đốc tài chính (Chief financial officers)
Có nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo các mục tiêu tài chính, mục tiêu và ngân sách của tổ chức. Họ có thể giám sát các khoản đầu tư và quản lý tài sản.
2. Giám đốc thông tin (Chief information officers)
Chịu trách nhiệm về định hướng công nghệ chung của một công ty, bao gồm quản lý hệ thống máy tính và công nghệ thông tin.
3. Giám đốc vận hành (Chief operating officers)
Giám sát các giám đốc điều hành khác, những người chỉ đạo hoạt động của các bộ phận khác nhau, chẳng hạn như nhân sự và bán hàng.
4. Giám đốc phát triển bền vững (Chief sustainability officers)
Giải quyết các vấn đề bền vững bằng cách giám sát chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ví dụ, họ có thể quản lý các chương trình hoặc chính sách liên quan đến các vấn đề môi trường và đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định liên quan.
Chúc bạn thành công.