Procurement Manager là gì? Tất tần tật các công việc Procurement Manager phải làm

Published by TaiPhan on  

Procurement Manager là người quản lý bộ phận mua sắm. Có trách nhiệm tìm nguồn cung ứng và mua các thiết bị, hàng hóa có chất lượng theo yêu cầu vận hành của công ty

I. Procurement Manager là gì ?

Procurement Manager là người quản lý bộ phận mua sắm. Có trách nhiệm tìm nguồn cung ứng và mua các thiết bị, hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất để cho giúp  một công ty vận hành sản xuất trơn tru. 

Procurement Manager là gì

II. Các công việc Procurement Manager phải làm

Procurement Manager sẽ trực tiếp tham gia vào việc tìm nguồn cung ứng và mua các sản phẩm và dịch vụ như:

- Các nguyên liệu, thành phần để tạo ra một sản phẩm mà một công ty sản xuất.

- Hàng hóa và dịch vụ để phục vụ vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

- Các dịch vụ tiếp thị và quảng cáo để quảng bá công ty.

Procurement Manager sẽ tham gia vào việc tìm nguồn cung ứng, soạn thảo hợp đồng, đàm phán và quản lý các nhà cung cấp trong toàn bộ quá trình mua sắm. 

Làm tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, giảm thiểu lãng phí và tăng lợi nhuận.

III. Các trách nhiệm Procurement Manager phải đảm nhận

- Dự báo mức độ nhu cầu của công ty về các nguyên liệu vật liệu, dịch vụ cần thiết trong tương lai.

- Tiến hành nghiên cứu để tìm kiếm nguồn sản phẩm và nhà cung cấp tốt nhất về giá , lịch trình giao hàng và chất lượng. 

- Triển khai đấu thầu, đánh giá giá thầu và đưa ra các đề xuất, dựa trên các yếu tố thương mại và kỹ thuật.

- Đàm phán và thỏa thuận hợp đồng, giám sát chất lượng dịch vụ cung cấp.

- Lưu trữ các hợp đồng và sử dụng chúng làm tài liệu tham khảo cho tương lai.

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp mới và hiện tại.

- Quản lý và thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên cấp dưới.

- Liên lạc giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, các Team nội bộ trong công ty như chuỗi cung ứng, lập kế hoạch, tiếp thị, CNTT và bán hàng, và khách hàng.

- Phát triển các chiến lược để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong quá trình mua sắm, chất lượng sản phẩm đạt chất lượng như yêu cầu.

- Xem xét và xét duyệt các hợp đồng hiện có và các thỏa thuận.

- Đảm bảo tính an toàn và bền vững của các nguồn sản phẩm và dịch vụ thiết yếu.

- Dự báo xu hướng giá cả và tác động của chúng đến các hoạt động trong tương lai.

- Thuyết trình về phân tích thị trường và khả năng tăng trưởng.

- Phát triển và triển khai các chiến lược mua sắm.

- Phân tích dữ liệu,  tạo báo cáo và thống kê về chi tiêu và tiết kiệm.

- Đảm bảo các nhà cung cấp nhận thức được các mục tiêu kinh doanh.

- Tham dự các cuộc họp và hội nghị thương mại.

- Cập nhật các xu hướng và đổi mới, quy định và công nghệ mới có thể tác động đến doanh nghiệp.

- Đào tạo các nhân viên cấp dưới.

IV. Giờ làm việc

Giờ làm việc là theo giờ hành chính, bạn sẽ phải làm thêm giờ nếu cần.

Nếu bạn đang làm việc cho một công ty quốc tế, bạn có thể phải đến văn phòng sớm hoặc ở lại muộn để thực hiện trao đổi với nhà cung cấp ở nước ngoài với các múi giờ khác nhau.

V. Các kỹ năng Procurement Manager cần có

- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, lời nói và trình bày xuất sắc.

- Kỹ năng thương lượng để có được giá tốt nhất và giá trị đồng tiền.

- Có kiến thức về thương mại và tài chính cũng như quản lý ngân sách và giảm chi phí. 

- Khả năng phân tích mạnh mẽ.

- Kỹ năng lập kế hoạch để tìm ra những gì doanh nghiệp cần.

- Kỹ năng quản lý mối quan hệ và giao tiếp cá nhân xuất sắc, với khả năng làm việc cộng tác với các nhóm bên trong và bên ngoài.

- Kỹ năng tính toán để phân tích dữ kiện và số liệu.

- Khả năng lãnh đạo và thúc đẩy một nhóm.

- Khéo léo và ngoại giao.

- Khả năng đưa ra các quyết định quan trọng và đối phó với áp lực và luôn tuân thủ thời hạn chặt chẽ.

- Kỹ năng quản lý dự án mạnh mẽ.

- Khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, cũng như suy nghĩ về mặt chiến lược và tư duy.

- Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng thực hiện đúng thời hạn.

- Khả năng phục hồi. quản lý chuỗi cung ứng.

VI. Con đường sự nghiệp

Các lựa chọn của bạn để phát triển nghề nghiệp sẽ phụ thuộc vào công ty bạn đang làm việc. Trong các công ty lớn, các hoạt động mua sắm được thực hiện bởi một số người làm việc theo nhóm, có thể ở các địa điểm khác nhau. 

Bạn có thể thăng tiến lên các vị trí Leader. Tuy nhiên, ở một công ty nhỏ hơn, bạn có thể phải chịu trách nhiệm về mọi công việc, vì vậy nếu muốn thăng tiến lên vị trí cao bạn cần phải nhảy việc sang các công ty lớn hơn.

Các nhà quản lý có kinh nghiệm cũng có thể chuyển sang một bộ phận quản lý khối lượng hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ lớn hơn. Các vị trí cấp cao bạn có thể thăng tiến lên:

- Senior buyer

- Procurement manager

- Procurement director

- Head of procurement

- Chief procurement officer.

Procurement Manager có nhiều cơ hội để đi công tác nước ngoài, nhằm đánh giá chất lượng và mức độ phù hợp của hàng hóa và làm việc với nhiều nhà cung cấp quốc tế. 

Chúc bạn thành công.

Chủ đề:ProcurementManager
Từ khóa: Procurement Manager là gì? Tất tần tật các công việc Procurement Manager phải làm
Nguồn: