Coach là gì? Coaching là gì? Tất tần tật các công việc Coach phải làm

Published by TaiPhan on  

Coach là huấn luyện viên. Huấn luyện viên có nhiệm vụ huấn luyện (Coaching), hướng dẫn, đào tạo các học viên về các kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để đạt được thành tích cao trong sự nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau như thể thao, giải trí, kinh doanh…

I. Coach là gì?

Coach là huấn luyện viên. Huấn luyện viên có nhiệm vụ huấn luyện (Coaching), hướng dẫn, đào tạo các học viên về các kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để đạt được thành tích cao trong sự nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau như thể thao, giải trí, kinh doanh…

https://wiindi.net/coach-la-gi-coaching-la-gi-tat-tan-tat-cac-cong-viec-coach-phai-lam-aid2288.html

II. Coaching là gì?

Coaching là huấn luyện, đây là quá trình đào tạo hướng dẫn người học cải thiện các kỹ năng và nâng cao hiệu suất trong công việc của họ. 

III. Các công việc Huấn luyện viên phải làm

Trách nhiệm chính của huấn luyện viên là huấn luyện (Coaching), thúc đẩy học viên đạt được các mục tiêu họ mong muốn. Tùy vào mỗi lĩnh vực, huấn luyện viên sẽ có chuyên môn khác nhau. 

Có 3 lĩnh vực chính trong huấn luyện (Coaching)

- Huấn luyện thể thao (Athletic coaching)

- Huấn luyện nghề nghiệp (Career coaching)

- Huấn luyện sức khỏe (Wellness coaching)

1. Huấn luyện thể thao (Athletic coaching)

Huyến luyện viên (Coach) sẽ chuẩn bị các giáo án huấn luyện và dinh dưỡng giúp vận động viên đạt được phong độ và kỹ năng tốt nhất để thi đấu. 

Ngoài ra, trong quá trình luyện tập huấn luyện viên sẽ thúc đẩy tạo động lực, chuẩn bị tâm lý cho vận động viên, giúp họ luôn ở trạng thái phong độ cao nhất. 

Huấn luyện viên thể thao sẽ hoạt động  ở rất nhiều môn như bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, PT Gym

2. Huấn luyện nghề nghiệp (Career coaching)

Là người giỏi chuyên môn ở một lĩnh vực cụ thể nào đó như Kinh doanh, Nhân sự, IT… Tùy từng lĩnh vực, Coach sẽ đưa ra các định hướng và hướng dẫn phù hợp cho người học, giúp họ đạt được mục tiêu mong muốn dựa trên nên tảng kiến thức và kỹ năng của học viên. 

Nếu Coach lĩnh vực kinh doanh họ sẽ tư vấn và hướng dẫn học viên học các kiến thức, kỹ năng và bằng cấp cần thiết liên quan để phát triển sự nghiệp kinh doanh…

3. Huấn luyện sức khỏe (Wellness coaching)

Các huấn luyện viên này chịu trách nhiệm đảm bảo khách hàng của họ hiểu và tránh các hành vi có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, luôn đi đúng kế hoạch để trở nên khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và thái độ tích cực.

Từ việc loại bỏ thói quen hút thuốc, đến duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và phát triển các mối quan hệ tích cực giữa các cá nhân, các huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe hỗ trợ khách hàng đạt được những mục tiêu này và bất kỳ mục tiêu nào khác liên quan đến lối sống của họ.

Ngoài ra, Coach có thể huấn luyện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nuôi dạy con cái, Thiền, phát triển các mối quan hệ… Trên thực tế, có rất nhiều Huấn luyện viên (Coach)  ở hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống, kinh doanh, giải trí…

Coach là gì? Coaching là gì? Tất tần tật các công việc Coach phải làm

IV. Các huấn luyện viên (Coach) cần có kỹ năng gì ?

Để trở thành một huấn luyện viên giỏi không những cần có kiến thức chuyên môn chuyên sâu và kinh nghiệm ở lĩnh vực mình đang làm, huấn luyện viên cần có một số kỹ năng huấn luyện cần thiết liên quan để trở thành một huấn luyện viên giỏi

1. Xây dựng mục tiêu

Kỹ năng huấn luyện quan trọng đầu tiên là cần xây dựng mục tiêu rõ ràng, có thể đạt được dựa trên tình trạng thực tế và yêu cầu của người học. 

Đưa ra các mục tiêu và cột mốc quan trọng cần đạt được trong quá trình huấn luyện (Coaching), giúp người học luôn nhìn thấy và tập trung vào từng mục tiêu cần đạt được.

2. Kỹ năng lắng nghe

Một kỹ năng khác cũng rất quan trọng đối với Huấn luyện viên (Coach) là kỹ năng lắng nghe khách hàng, nắm bắt các thông tin, phân tích chúng và đưa ra những giải pháp phù hợp cho học viên. 

Cần có thái độ thân thiện, trung lập, không phán xét trong quá trình trao đổi với học viên. Hãy cố gắng khách quan nhất có thể, dành sự quan tâm đầy đủ cho từng khách hàng và thể hiện sự quan tâm thực sự. 

Cách lắng nghe tích cực bao gồm:

- Lặp lại: Bằng cách lặp lại các từ hoặc câu có ý nghĩa, bạn cho khách hàng thấy rằng bạn thực sự hiểu điều gì quan trọng đối với họ và bạn thực sự hiểu họ.

- Diễn giải: diễn giải lại ý khách hàng đã nói một cách thật dễ hiểu hoặc giúp họ hiểu được những điều đang gặp phải nhưng không thể diễn đạt chính xác nó.

- Tóm tắt: Tóm tắt thông điệp chính của khách hàng bằng cách hiểu của bạn). Điều này đảm bảo bạn hiểu đúng thông điệp của khách hàng và giúp đưa ra những giải pháp hợp lý giải quyết đúng những vấn đề khách hàng mong muốn.

3. Nhìn và quan sát

Bên cạnh việc tích cực lắng nghe lời nói của khách hàng, bạn cũng đừng quên đọc các cử chỉ, nắm bắt cảm xúc và suy nghĩ mà học viên đang gặp phải để có thể phân tích chính xác và đưa ra giải pháp hiệu quả cho khách hàng.

Chúc bạn thành công.

Chủ đề:CoachCoaching
Từ khóa: Coach là gì? Coaching là gì? Tất tần tật các công việc Coach phải làm
Nguồn: