I. Các yếu tố để đảm nhận vị trí COO
Các yếu tố chính để thăng tiến lên vị trí COO (
COO là gì?) thường liên quan đến sự hiểu biết sâu rộng về cách tất cả các bộ phận của tổ chức hoạt động và kết nối với nhau và sự chấp nhận hài lòng của ban lãnh đạo.
COO thường chủ yếu đối mặt với các vấn đề bên trong tổ chức, giúp CEO quán xuyến các hoạt động bên trong doanh nghiệp, trong khi đó CEO sẽ dành nhiều thời gian cho việc đối ngoại bên ngoài.
COO biến tầm nhìn, ý tưởng và lời nói của CEO thành hiện thực, bằng cách tập trung vào công việc phải hoàn thành, cách thức hoạt động và đội ngũ nhân viên. COO phải được đánh giá cao về các kỹ năng và sự tập trung của vô số chức năng trong công ty, đồng thời khéo léo đưa các cá nhân và phòng ban kết nối với nhau để cho bộ máy được vận hành một cách trơn tru.
COO phải có kinh nghiệm vận hành thực sự, tập trung vào quy trình và con người là yếu tố quan trọng. Thời gian dành cho các lĩnh vực khác nhau cũng rất hữu ích, cũng như nền tảng về quản lý dự án.
Một hồ sơ thành tích tốt về hoàn thành công việc với chất lượng và độ chính xác cao, tạo ra năng suất vượt trội cho doanh nghiệp.
COO không cần phải là một chuyên gia tài chính (chỉ cần làm việc tốt với những người đó), nhưng phải hiểu về doanh thu và chi phí, và biết cách quản lý, tối đa hóa chi phí cho doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành (CEO) là người có ý tưởng lớn và cần có một người có khả năng vận hành và định hướng chi tiết, thì đây là công việc của một Giám đốc vận hành ( COO ).
Thách thức lớn đối với vai trò COO là nó rất rộng. Điều này có nghĩa là phải đảm nhận trách nhiệm của nhiều thứ hoàn toàn khác nhau trong một tổ chức. Điều quan trọng là nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của Giám đốc điều hành (CEO). COO thường là người lấp đầy, bổ sung những điểm yếu của CEO.
II. Con đường sự nghiệp của COO
Vì vai trò quá rộng nên không có một con đường sự nghiệp nào là quy chuẩn cả. Tuy nhiên, dưới đây là một số con đường phổ biến để trở thành giám đốc vận hành (COO) hiệu quả.
1. Kinh nghiệm rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Một COO hiệu quả thường giám sát nhiều lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp, từ bán hàng đến tiếp thị. Điều này có nghĩa là họ cần có hiểu biết vững chắc về sự phức tạp của từng chức năng. Thông thường một Giám đốc vận hành (COO) là Giám đốc Bán hàng hoặc Giám đốc Tiếp thị hoặc Giám đốc Khách hàng đã có những thành tựu, người đã thử một vài lĩnh vực chức năng và giờ có thể phục vụ ở một vai trò tổng quát hơn.
2. Từng là CEO trước đây
Trong nhiều trường hợp, COO về cơ bản là có khả năng tương đương với CEO. Trong trường hợp này, một cựu Giám đốc điều hành (CEO) có thể trở thành một Giám đốc vận hành (COO) xuất sắc tại một công ty lớn hơn, giả sử rằng anh ta cảm thấy ổn với việc làm cấp dưới của Giám đốc điều hành (CEO).
3. Nhà lãnh đạo có kinh nghiệm đang cố vấn cho một CEO trẻ hơn
Một trường hợp sử dụng phổ biến để thuê COO là cố vấn cho một CEO trẻ hơn. Trong trường hợp này, COO sẽ đóng vai trò là người huấn luyện, đưa ra các đề xuất và hướng dẫn CEO đi đúng hướng, nhưng Giám đốc điều hành (CEO) vẫn sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Như đã nói, trong quan hệ đối tác CEO / COO hiệu quả, 2 nhà lãnh đạo thường thống nhất trong các quyết định.
4. Lãnh đạo trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm là cánh tay phải của CEO
Ngoài ra, COO về cơ bản có thể là trợ lý cho Giám đốc điều hành. Trong trường hợp này, họ có thể là một nhà lãnh đạo trẻ hơn, ít kinh nghiệm hơn và đang được chuẩn bị cho một công việc lớn hơn sau này.
Chúc bạn thành công.