Bảng mô tả công việc Nhân viên kinh doanh

Published by TaiPhan on  

Các công việc Nhân viên kinh doanh phải làm đó là tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán hợp đồng, lập báo cáo, đạt được mục tiêu bán hàng đề ra.


Xác định rõ các công việc một nhân viên kinh doanh cần phải làm, sẽ giúp bộ phận nhân sự có cơ sở sàng lọc và tìm kiếm được những ứng viên xuất sắc phù hợp, giúp bổ sung nguôn nhân sự chất lượng cho công ty và lên được kế hoạch traning giúp nhân viên nhanh chóng hòa nhập và làm việc hiệu quả tại công ty.

Bảng mô tả công việc (JD là gì?) cho vị trí Nhân viên kinh doanh sẽ có những điểm khác nhau tùy theo mô hình doanh nghiệp và lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, sẽ không nằm ngoài mục đích chung đó là tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. 

ảng mô tả công việc Nhân viên kinh doanh

Mọi người đều đã từng làm việc với một đại diện bán hàng tại một thời điểm nào đó trong đời. Đại diện bán hàng bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng… mọi thứ từ ô tô đến quần áo. 

Nhân viên Sales sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp tiếp xúc, bán các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Họ sẽ làm việc với khách hàng để tìm ra chính xác những gì khách hàng muốn, và cung cấp cho khách hàng những gì họ đang cần. 

Những người có tính cách hướng ngoại rất thích hợp để đảm nhận vai trò bán hàng.

I. Bảng mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

Một nhân viên kinh doanh cần quyết đoán để tạo ra khách hàng tiềm năng và đáp ứng và vượt qua các mục tiêu bán hàng. 

Để thành công trong vai trò này, bạn cần hiểu biết sâu sắc về quy trình bán hàng cũng như kỹ năng giao tiếp tuyệt vời giữa các cá nhân. Kinh nghiệm trước đây trong vai trò bán hàng là một lợi thế.

Các nhiệm vụ điển hình bao gồm:

- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu, tư vấn và thuyết phục các khách hàng sử sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

- Đạt hoặc vượt mục tiêu bán hàng

- Đàm phán hợp đồng với khách hàng tiềm năng

- Lập báo cáo bán hàng hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm

- Phối hợp bán hàng với các chương trình tiếp thị cụ thể

- Chuẩn bị và nộp các hợp đồng mua bán. Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.

- Xây dựng mối quan hệ, thăm hỏi khách hàng và khách hàng tiềm năng để đánh giá nhu cầu của họ hoặc quảng bá sản phẩm.

- Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.

- Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….

- Lưu giữ hồ sơ khách hàng chính xác.

II. KPI công việc

Nhân viên Kinh doanh luôn phải xác định được rõ ràng những vấn đề công ty đang gặp phải để đưa ra những chiến lược cụ thể trong quá trình làm việc với khách hàng. Để đo lường hiệu suất làm việc cũng như đưa ra đánh giá năng lực của NVKD, doanh nghiệp có thể sử dụng các KPI như:

Các KPI của phòng ban

- Số khách hàng

+ Số lượng cuộc gọi cho khách hàng thực hiện hàng tháng

+ Số lượng hợp đồng chốt được hàng tháng

+ Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng

+ Duy trì khách hàng ( Tỷ lệ khách hàng quay lại, Chăm sóc khách hàng)

- Giá trị hợp đồng trung bình

- Mức độ hài lòng của khách hàng

- Thời gian trung bình trả lời khách liên lạc

III. Kỹ năng liên quan

- Kĩ năng giao tiếp tốt

- Kĩ năng đàm phán và thuyết phục

- Kĩ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định

- Kĩ năng tổ chức và quản lý thời gian

- Kĩ năng quản trị mối quan hệ

- Tư duy tập trung vào kết quả

- Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh

- Bảo mật kinh doanh

IV. Quyền lợi được hưởng (tham khảo)

- Được hưởng % doanh thu bán hàng

- Được xét tăng lương định kỳ hàng năm theo năng lực và kết quả công việc

- Được thưởng vào các dịp lễ, Tết, tháng lương thứ 13

- Được tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật (BHXH, BHYT, BHTN) theo quy định của công ty

- Được tham gia các hoạt động ngoài giờ của công ty: Tham quan du lịch tối thiểu 1 năm/1 lần, liên hoan nhân các ngày đặc biệt,…

- Quyền lợi đặc biệt: Có cơ hội lên làm Nhóm Trưởng hoặc Trưởng phòng Kinh doanh với các chế độ đi kèm ( Lương/ Thưởng, Thời gian làm việc… )

Chúc bạn thành công.

Chủ đề:nhân viên kinh doanhkinh doanhbảng mô tả công việcviệc làm
Từ khóa: Bảng mô tả công việc Nhân viên kinh doanh
Nguồn: