OEM là gì? Linh kiện OEM khác với linh kiện bên thứ 3 thế nào?

Published by TaiPhan on  

OEM là nhà sản xuất thiết bị gốc. Đây là các công ty chuyên sản xuất các linh kiện hoặc phụ tùng chính hãng cho các hãng điện thoại hoặc xe có thương hiệu.

I. OEM là gì?

OEM là nhà sản xuất thiết bị gốc. Đây là các công ty chỉ chuyên sản xuất các linh kiện hoặc một bộ phận quan trọng nào đó của máy móc như CPU máy tính, Chip điện thoại, Màn hình điện thoại. Sau đó, các linh kiện này được bán cho các doanh nghiệp khác để lắp ráp thành các máy móc hoặc thiết bị hoàn chỉnh và bán cho người tiêu dùng. 

Ví dụ: Apple sản xuất Iphone và laptop nhưng không phải tất cả các linh kiện đều do họ sản xuất. Mà Apple đặt hàng công ty khác như Intel để sản xuất các vi xử lý cho các sản phẩm của họ. 

Công ty Intel được gọi là công ty sản xuất thiết bị gốc (OEM). 

OEM là gì? Linh kiện OEM khác với linh kiện bên thứ 3 thế nào?

Các công ty OEM thường hoạt động nhiều trong lĩnh vực công nghiệp máy móc hoặc điện tử.

II. OEM và Value-Added Reseller

Khách hàng của các công ty OEM thường sẽ là các doanh nghiệp, không phải là người tiêu dùng cuối.

Ví dụ: các bộ phận của máy tính xách tay Lenovo, không phải tất cả các linh kiện đều do Lenovo sản xuất. Một số bộ phận, chẳng hạn như bộ xử lý hoặc mô-đun bộ nhớ, họ có thể đặt mua từ các công ty chuyên sản xuất về các linh kiện này.

Công ty chỉ chuyên sản xuất 1 số các bộ phận hoặc linh kiện cụ thể nào đó để cung cấp cho các doanh nghiệp khác được gọi là OEM. 

Các công ty mua các linh kiện này, lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh như điện thoại, máy tính với tên thương hiện của công ty mình như Samsung, Iphone, Asus thì được gọi là Người bán lại giá trị gia tăng (Value-Added Resellers).

III. OEM vs Aftermarket

Trong khi Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) sản xuất ra các linh kiện tiêu chuẩn chất lượng và được các công ty có thương hiệu lựa chọn cho sản phẩm của họ. 

Thì Aftermarket là các linh kiện được sản xuất bởi công ty bên thứ 3, các linh kiện trông giống và có chức năng hoạt động tương tự để thay thế cho các linh kiện của OEM.

Nói một cách đơn giản hơn, các linh kiện của bên thứ 3 không phải là sản phẩm chính hãng vì chúng được sản xuất bởi các công ty khác ở các nước khác nhau, mà không có sự chấp thuận của OEM để sản xuất các sản phẩm đó. Mặc dù, giá thường rẻ hơn, nhưng các sản phẩm này không được đảm bảo hoạt động tốt như sản phẩm OEM.

IV. Điểm khác nhau giữa linh kiện chính hãng và linh kiện bên thứ 3

Các linh kiện bên thứ 3 có thể có giá ban đầu thấp hơn, nhưng nhược điểm của việc sử dụng các linh kiện này là nhanh hư hỏng so với các linh kiện OEM chính hãng. 

1. Chất lượng

Một trong những lý do khiến các linh kiện bên thứ 3 có thể rẻ hơn là chúng không phải lúc nào cũng được làm bằng vật liệu chất lượng cao giống như các linh kiện OEM. Những vật liệu kém chất lượng này có thể khiến các linh kiện nhanh bị hỏng và có thể khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn so với việc mua linh kiện chính hãng ngay từ đầu.

2. Hiệu suất

Các linh kiện OEM đã được thiết kế riêng cho từng kiểu dáng và sản phẩm theo đơn đặc hàng của mỗi doanh nghiệp. Điều này cho phép chúng mang lại sự phù hợp và hiệu suất tối ưu để các sản phẩm của bạn hoạt động tốt nhất.

3. Lựa chọn

Với rất nhiều linh kiện bên thứ 3 tràn ngập thị trường, có thể có nhiều lựa chọn phong phú và thường gây nhầm lẫn nếu bạn đang muốn mua linh kiện để thay thế cho thiết bị của mình. 

Việc mua các linh kiện chính hãng sẽ đảm bảo rằng bạn đang lựa chọn chính xác các linh kiện chất lượng cho nhu cầu sửa chữa của mình.

4. Bảo hành bộ phận

Bất kỳ bộ phận chính hãng nào như của Honda đều được bảo hành 1 năm.

5. Bảo hành xe

Nếu bạn đang lái một chiếc Honda mới vẫn còn bảo hành, việc sử dụng các linh kiện bên thứ 3 trên xe của bạn có thể làm mất hiệu lực bảo hành của bạn.

V. Ưu và nhược điểm của phụ tùng bên thứ 3

Các phụ tùng bên thứ 3 , được sản xuất bởi một công ty không phải nhà sản xuất ban đầu của xe của bạn. Chúng là các bộ phận thay thế hoàn toàn mới - không phải bộ phận đã qua sử dụng. Chúng được sản xuất bởi nhà sản xuất bên thứ ba, vì vậy chúng có thể không hoàn toàn phù hợp giống như các phụ tùng chính hãng của OEM.

Nhìn chung, chúng có chức năng hoạt động giống như các phụ tùng OEM nhưng chi phí thấp hơn nhiều. Ví dụ như các phụ tùng ngoại thất của xe: cản, chắn bùn, mui xe, v.v.

1. Ưu điểm của các phụ tùng bên thứ 3

Các lợi ích đối với các bộ phận xe hơi thông thường thường xoay quanh giá cả.

1.1 Giá cả

Giá các phụ tùng bên thứ 3 hầu như luôn thấp hơn giá các phụ tùng của OEM. Lựa chọn phụ tùng bên thứ 3 sẽ giúp tiết kiệm tiền, cắt giảm tổng chi phí sửa chữa.

1.2 Lựa chọn

Xe của bạn chỉ có một nhà sản xuất, vì vậy nếu bạn muốn hàng chính hãng, bạn sẽ chỉ có một lựa chọn. Nhưng với các phụ tùng bên thứ 3, bạn có thể có vô số nhà sản xuất để lựa chọn.

Nhiều khả năng bạn sẽ tìm thấy phụ tùng bạn cần tại cửa hàng một cách nhanh chóng của bên thứ 3, trong khi phiên bản OEM có thể cần phải được đặt hàng, khiến việc sửa chữa của bạn bị trì hoãn.

1.3 Chất lượng

Tất nhiên, chất lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào thành phần cần thay thế. Nhưng có thể tìm thấy nhiều phụ tùng bên thứ 3 có chất lượng đáp ứng hoặc vượt qua cả các linh kiện chính hãng.

2. Nhược điểm của các phụ tùng bên thứ 3

2.1 Chất lượng

Bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn với các phụ tùng bên thứ 3, nhưng không phải tất cả các phụ tùng này đều được sản xuất như nhau. 

Bạn có thể gặp phải những mặt hàng chất lượng thấp hơn hoặc những mặt hàng không phù hợp với loại xe cụ thể của bạn. Nếu những bộ phận này chưa được chứng nhận, càng khó để biết chất lượng của chúng. 

2.2 Sự bảo đảm

Trên thực tế, tất cả các bộ phận OEM đều đi kèm với một số cấp độ bảo hành, thường là một năm. Các bộ phận hậu mãi đôi khi đi kèm với ít hoặc không có bảo hành.

Chúc bạn thành công.
Chủ đề:OEMphụ tùng
Từ khóa: OEM là gì? Linh kiện OEM khác với linh kiện bên thứ 3 thế nào?
Nguồn: