Net profit là gì? Tại sao Lợi nhuận ròng (Net profit) lại quan trọng

Published by TaiPhan on  

Net profit là lợi nhuận ròng, đây là số tiền công ty còn lại từ tổng doanh thu sau khi trừ tất cả chi phí. Các chi phí bao gồm giá vốn sản phẩm, chi phí hoạt động như lương, tiền thuê văn phòng, chi phí Marketing và thuế… 

I. Lợi nhuận ròng (Net profit) là gì?

Net profit là lợi nhuận ròng, đây là số tiền công ty còn lại từ tổng doanh thu sau khi trừ tất cả chi phí. Các chi phí bao gồm giá vốn sản phẩm, chi phí hoạt động như lương, văn phòng phẩm, tiền thuê văn phòng, chi phí Marketing và thuế… Sau khi tất cả các chi phí đã được khấu trừ khỏi tổng thu nhập, số tiền còn lại là Lợi nhuận ròng (Net profit) còn được gọi là Thu nhập ròng (Net income).

Net profit là gì? Tại sao Lợi nhuận ròng (Net profit) lại quan trọng

II. Tại sao Lợi nhuận ròng (Net profit) lại quan trọng ?

Lợi nhuận ròng (Net profit) là một chỉ số quan trọng về sức khỏe tài chính của một công ty. Nó cho biết công ty lãi được bao nhiêu tiền sau khi thanh toán tất cả các chi phí trong một khoảng thời gian hoạt động. 

Lợi nhuận ròng cũng được sử dụng để tính nghĩa vụ thuế của công ty. Do đó, điều quan trọng đối với các công ty là theo dõi lợi nhuận ròng của họ và đảm bảo rằng họ phải điều chỉnh các hoạt động kinh doanh phù hợp để có được doanh thu lớn đủ để trang trải các chi phí, thuế và có lợi nhuận.

III. Cách tính Lợi nhuận ròng (Net profit)

Lợi nhuận ròng (Net profit) = Tổng doanh thu (Total Revenue) - Tổng chi phí (Total Expenses)

Ví dụ: Hoạt động kinh doanh của một công ty có :

- Doanh thu bán được: 350.000 $

- Tiền vốn: 50.000$

- Tiền lương nhân viên: 75.000$

- Chi phí vận hành(tiền điện, tiền nước, tiền thuê văn phòng, tiền vận chuyển…) : 25.000$

- Tiền thuế: 5.000$.

Cách tính:

1. Lợi nhuận ban đầu còn gọi là lợi nhuận gộp (Gross profit)

Lợi nhuận gộp (Gross profit) = Doanh thu - tiền vốn = 350.000 - 50.000 = 300.000 $

2. Lợi nhuận ròng (Net profit) : trừ tất cả các chi phí

Lợi nhuận ròng (Net profit) = Lợi nhuận gộp (Gross profit) - ( Tiền lương nhân viên + Chi phí vận hành + Tiền thuế ) 

⇒ Lợi nhuận ròng (Net profit) = 300.000 $ - ( 50.000$ +  25.000$ + 5.000$) = 195.000 $.

Vậy Lợi nhuận thực tế sau khi trừ hết tất cả các chi phí là 195.000 $.

IV. Có 3 khái niệm của profit cần nắm rõ

1. Gross profit (Lợi nhuận gộp): Tổng số tiền lời có được sau khi chỉ trừ giá vốn sản phẩm vào tổng doanh thu.

2. Net profit (Lợi nhuận ròng): Tổng số tiền lời sau khi trừ tất cả các chi phí. Các chi phí bao gồm giá vốn sản phẩm, chi phí hoạt động như lương, văn phòng phẩm, tiền thuê văn phòng, chi phí Marketing và thuế…

3. Profit margin (Tỷ suất lợi nhuận): tỷ lệ tiền lời trên mỗi đô la doanh thu sau khi đã trừ hết tất cả chi phí. 

Nó giúp bạn trả lời câu hỏi vào cuối mỗi ngày đó là công việc kinh doanh hôm nay có được lợi nhuận bao nhiêu.

Cách tính Profit Margin

Net Profit Margin = (Total Revenue - Total Expenses) / Revenue x 100  

V. Cách tăng lợi nhuận ròng (Net profit)

1. Định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm hợp lý vừa có thể cạnh tranh vừa có thể nâng cao được lợi nhuận là bài toán không hề đơn giản với từng doanh nghiệp. Chỉ với một sự tăng giá nhỏ cũng có thể tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần xem xét các yếu tố trước khi đưa ra mức giá chính thức để doanh nghiệp không bị phản ứng tiêu cực từ khách hàng do mức giá quá cao so với đối thủ. Cũng như có thể tiếp tục thúc đẩy việc thu hút và giữ chân khách hàng.

2. Cắt giảm các sản phẩm và dịch vụ không mang lại lợi nhuận

Điều quan trọng là phải phân tích dữ liệu về sản phẩm đang kinh doanh, để xác định các mặt hàng nào đang bán chạy sinh lời nhiều  và không sinh lời. 

Sau đó, bạn có thể cân nhắc xem có nên cắt giảm hoàn toàn các sản phẩm không mang lại lợi nhuận hay không, không nhập thêm các sản phẩm không bán chạy, giảm giá để bán hết các sản phẩm đã tồn kho quá lâu, nhằm cắt giảm chi phí và thu hồi lại vốn.

3. Kiểm soát hàng tồn kho

Quản lý cẩn thận hàng tồn kho, tránh việc nhập quá nhiều các sản phẩm không tạo lợi nhuận hoặc khó bán, sẽ  giúp cải thiện dòng tiền và lợi nhuận ròng. Tập trung đầu tư nhập các sản phẩm bán chạy, cắt giảm việc nhập thêm các sản phẩm khó bán chắc chắn sẽ giúp bạn có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Theo dõi chặt chẽ hàng tồn kho của bạn đồng thời quan tâm đến chi phí sẽ giúp bạn đặt hàng đúng số lượng, đúng sản phẩm vào đúng thời điểm, đảm bảo rằng bạn có sẵn những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho những người muốn mua chúng mà không phải trả giá đắt. 

4. Giảm chi phí

Thường xuyên xem xét các chi phí hoạt động bao gồm: bảo hiểm, tiền lãi, phí, tiền lương, tiền thuê nhà, vật tư, chi phí tiếp thị, v.v. - là một cách đơn giản để cải thiện lợi nhuận ròng. 

So sánh các con số chi phí chung của bạn với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành có thể giúp bạn tìm ra các giải phải để cắt giảm các chi phí một cách hiệu quả.

5. Giảm giá vốn hàng hoá khi nhập hàng

Một cách để giảm giá vốn hàng hóa là đàm phán giá với các nhà cung cấp để có được mức giá sản phẩm tốt nhất có thể.

Lợi nhuận ròng là một số liệu quan trọng cần theo dõi để hiểu được tình trạng kinh doanh của bạn, đồng thời giúp đưa ra các chiến lược phù hợp và kịp thời nhằm giúp doanh nghiệp luôn có dòng tiền và lợi nhuận tốt nhất có thể. 


Chủ đề:Net profitLợi nhuận ròng
Từ khóa: Net profit là gì? Tại sao Lợi nhuận ròng (Net profit) lại quan trọng
Nguồn: