Những vị trí cơ bản bắt buộc phải có trong phòng Marketing

Published by TaiPhan on  

Các vị trí cơ bản bắt buộc phải có trong phòng Marketing như Content Marketing, Designer, Digital marketing, Account Executive, Chạy ads, Planner, Video Editor


Những vị trí cơ bản bắt buộc phải có trong phòng Marketing

 Đã từ rất lâu, marketing luôn chiếm một vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Đối với các công ty doanh nghiệp mới mở, đôi khi Số lượng ngân sách không cho phép để bạn có thể xây dựng một đội marketing chuyên nghiệp, lớn mạnh. vì thế nên bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để lựa chọn ra những vị trí cơ bản bắt buộc phải có trong phòng marketing.

1. Content Marketing

Như đã biết, marketing luôn chiếm vai trò quan trọng trong doanh nghiệp vì đây sẽ là bộ phận đưa hình ảnh sản phẩm và dịch vụ của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng. Content Marketing sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm những mạng truyền thông liên quan đến văn bản, PR. Nếu ngân sách có hạn, nên tuyển một người làm vừa có khả năng làm content writer đồng thời copywriter.

Vị trí Content Marketing

Tiêu chí để tuyển một Content marketing thường gặp sẽ là những ứng viên có khả năng viết lách, viết bài SEO, Cũng như có tính cách năng động dễ tiếp thu và hòa nhập với những cái mới, bắt trend nhanh,…

2. Designer

Designer là những người chịu trách nhiệm về chất lượng hình ảnh. Tông thường đi đôi với vị trí content thì sẽ luôn có designer, họ là những cặp bài trùng để thúc đẩy công việc trong phòng marketing. Nói một cách cụ thể hơn, designer sẽ là người hiện thực hóa những ý tưởng hình ảnh của content writer dựa qua thông điệp của nội dung được đưa ra.

Vị trí Designer

Nên lựa chọn một designer có khả năng cũng như quay dựng cơ bản, khi đó bạn không phải tốn quá nhiều thời gian để chi trả cho những vị trí như photographer,…

3. Digital marketing

Một doanh nghiệp thường sẽ có các kênh digital sau: social media (Facebook,Instagram, Tik Tok,…); Website của doanh nghiệp,… Đứng trên vai trò là một digital marketer, họ sẽ đảm nhiệm về phần nghiên cứu thị hiếu cũng như cân đo đong đếm hiệu suất người dùng từ các kênh digital.

Vị trí Digital Marketing

Một digital marketer giỏi vẫn có khả năng làm content, SEO, SEM, đồng thời họ cũng sẽ có khả năng phân tích dữ liệu trên Google Analytics. Ngoài ra, họ sẽ là người giám sát tất cả những chiến dịch truyền thông liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp, xây dựng branding, khai thác được nhiều hơn về tiềm năng từ nhiều nguồn khách hàng mới.

4. Account Executive

Đây cũng là một vị trí cực kỳ quan trọng trong bộ phận phòng marketing. Họ đảm nhiệm vai trò tìm kiếm khách hàng và nhận những yêu cầu từ khách hàng. Họ sẽ triển khai lại với các vị trí khác trong phòng ban marketing. Nhân viên ở vị trí này thường yêu cầu là một người khéo ăn nói, có tính kiên nhẫn cao, cũng như là người nắm rõ những ý tưởng và góp ý với những bộ phận sáng tạo để sản phẩm phù hợp với các tiêu chí mà khách hàng đưa ra. Ngoài ra ở vị trí này, họ cần phải có sự tiếp thu đa dạng nhằm mục đích nắm bắt nhu cầu tự đưa ra một cách tốt hơn.

5. Chạy ads

Nếu doanh nghiệp của bạn là một nơi chuyên cung cấp những dịch vụ tiêu dùng, sản xuất những sản phẩm như may mặc, thực phẩm, và thậm chí là giải trí, thì việc có cho mình một đội chạy quảng cáo thật sự rất cần thiết. Thời nay, mạng xã hội giống như là một công cụ giao tiếp, tiếp cận, cập nhật đối với người dùng trên toàn cầu. Bạn chỉnh chu về mặt nội dung là tốt thế nhưng vẫn chưa đủ, chạy quảng cáo sẽ là cánh tay phải đắc lực để đem hình ảnh của sản phẩm đến gần với người dùng.

Vị trí Chạy Ads

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả ngân sách rất lớn cho việc chạy quảng cáo nhằm mục đích tiếp cận cũng như khai thác thêm lượng tương tác bán hàng, và đương nhiên con số này nếu được chi tiêu hợp lý thì nó sẽ trở nên vô cùng lớn.

6. Planner

Planner là một vị trí đặc thù cơ bản bắt buộc phải có trong một team marketing. Vị trí này thường được gộp chung cho những người đứng ra quản lý toàn bộ phận. Họ sẽ là người lập kế hoạch, lên chiến lược, quản lý chi tiêu, phân bổ ngân sách vào các hoạt động marketing sao cho hợp lý. Đồng thời để công việc được trở lên trơn tru hơn, họ sẽ phải đặt ra những chỉ tiêu cho từng nhân sự và cũng là người tổng hợp lại, đưa ra những hướng đi mới để công việc được hiệu quả hơn.

7. Video Editor

Sẽ rất khó để tìm cho mình một designer có cả khả năng quay dựng, thế nên việc bổ sung vào tim marketing một video editor cũng là một sự lựa chọn tốt. Nếu như đó là công việc mà họ chuyên làm, chắc chắn bạn sẽ nhận Được nhiều hơn thay vì tuyển một designer có khả năng quay dựng. Họ sẽ là bộ phận lên ý tưởng kịch bản quay nhân vật, đội ngũ hậu cần, đạo diễn,… Vì khác với designer, không những thành thạo sử dụng phần mềm mà còn có kiến thức trong việc xây dựng hình ảnh và cảm thụ âm thanh.

Vị trí Video Editor

Với 6 vị trí cơ bản này, so với mặt bằng chung có lẽ vẫn hơi ít, Đồng nghĩa với việc bạn phải kỹ lưỡng hơn trong quá trình phỏng vấn, tìm kiếm nhân sự thật sự phù hợp với khối lượng công việc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tuyển hai hoặc ba cho những vị trí sáng tạo, ví dụ như: content, copywriter, designer,…