Mặc dù làm thêm giờ (
OT là gì?) có thể giúp đáp ứng nhu cầu thị trường, hoàn thành dự án đúng Deadline, nhưng nó thường liên quan đến tình trạng kiệt sức, căng thẳng và các bệnh khác.
Theo các khảo sát cho thấy làm thêm giờ quá nhiều có thể là nguyên nhân dẫn đến năng suất kém ở nơi làm việc. Cuộc khảo sát cho biết mọi người chỉ làm việc hiệu quả trong 3 giờ mỗi ngày, khi thời gian kéo dài, năng suất làm việc của các cá nhân sẽ giảm đi.
Vì lý do đó, điều quan trọng là doanh nghiệp phải hiểu tại sao nhân viên thường làm việc ngoài giờ. Một khi bạn biết lý do, bạn có thể thực hiện các bước cần thiết để cắt giảm các tác động tiêu cực của việc làm thêm giờ, từ đó tạo ra văn hóa làm việc lành mạnh cho người lao động.
Dưới đây là 4 lý do phổ biến khiến nhân viên làm việc nhiều giờ.
I. Khối lượng công việc
Lý do phổ biến nhất mà nhân viên thường làm việc thêm giờ là để đáp ứng kỳ vọng của người quản lý và hoàn thành khối lượng công việc trong ngày.
Giờ làm việc bình thường có thể không đủ để nhân viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, họ phải thức khuya để hoàn thành chúng. Đặc biệt là vào mùa cao điểm như ra mắt sản phẩm mới hay tuyển dụng rầm rộ, việc tăng ca dường như là điều khó tránh khỏi.
Để ngăn chặn điều này: Cấp quản lý cần lên kế hoạch phân công nhiệm vụ một cách khoa học và linh hoạt. Không những giúp nhân viên không bị quá tải mà còn nâng cao hiệu suất công việc.
II. Làm thêm giờ bắt buộc
Làm thêm giờ bắt buộc là khi người sử dụng lao động yêu cầu nhân viên làm việc nhiều hơn số giờ làm việc theo lịch trình thường xuyên của họ trong tuần dù nhân viên có đồng ý hay không. Tỷ lệ buộc phải làm thêm giờ này đôi khi dẫn đến tinh thần kém và nhân viên căng thẳng hơn vì họ không sẵn sàng để ngồi lại công ty và làm thêm nhiều giờ.
Để ngăn chặn tình trạng kiệt sức do làm thêm giờ bắt buộc: Cấp trên có thể tạo ra một văn hóa làm việc tốt hơn cho nhân viên, chẳng hạn như khuyến khích thời gian ngủ trưa để giúp nhân viên nạp năng lượng. Nội thất, trang thiết bị và ánh sáng của công ty cũng nên được điều chỉnh để nhân viên làm việc tốt hơn.
III. Hội chứng Striver
Hội chứng Striver là tình trạng nhân viên muốn xây dựng hình ảnh đẹp, làm việc chăm chỉ gây ấn tượng tốt trong mắt cấp trên.
Lý do của việc này là vì các cá nhân đang cạnh tranh để được thăng chức, và việc cố gắng làm thêm giờ để hoàn thành nhiều công việc hơn, nâng cao năng suất giúp họ được lòng đồng nghiệp và cấp trên.
Tuy nhiên, mặc dù rất tốt khi thấy nhân viên có nhiều động lức và làm việc chăm chỉ, nhưng điều đó có thực sự mang lại lợi ích cho cả nhân viên và người sử dụng lao động không?
Như đã đề cập trước đó, làm việc ngoài giờ về lâu dài sẽ làm giảm năng suất của nhân viên. Ngoài ra, nghiên cứu nhấn mạnh rằng những người làm việc hơn 7 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao hơn và mắc bệnh tâm thần cao hơn 60%.
Đối với người sử dụng lao động, điều đó có nghĩa là công ty cần trả tiền bảo hiểm y tế cao hơn nếu nhân viên bị ốm, điều này sẽ làm giảm hiệu suất và doanh thu của công ty.
Để ngăn chặn điều này: Doanh nghiệp có thể khuyến khích người quản lý và người giám sát công nhận và hoan nghênh sự chăm chỉ của nhân viên nhưng nhắc họ rằng chất lượng quan trọng hơn số lượng.
Luôn nhắc nhở nhân viên rằng một nhân viên làm việc hiệu quả, vui vẻ và không bị căng thẳng là điều khiến nơi làm việc trở thành tốt hơn. Nhân sự cùng với các nhà quản lý và lãnh đạo cũng nên tập trung vào việc phát triển văn hóa Teamwork vững chắc, nơi đồng nghiệp được công nhận và đánh giá cao dựa trên môi trường hướng tới kết quả, thay vì hàng giờ ở văn phòng.
IV. Lương làm tăng ca
Một lý do khác là kiếm được nhiều tiền hơn. Với mức lương cơ bản, nhân viên có thể khó đáp ứng nhu cầu sống của họ, đặc biệt là trong một nền kinh tế cạnh tranh cao.
Ví dụ, các bậc cha mẹ đang đi làm cần phải làm thêm ngoài giờ để có thêm tiền gử con đến trường tốt và cung như các sinh hoạt hàng ngày.
Để ngăn chặn điều này: Người sử dụng lao động có thể cung cấp sự linh hoạt và sửa đổi chính sách dành cho cha mẹ đang làm việc. Người sử dụng lao động cũng được khuyến khích tăng lương để hỗ trợ nhu cầu của nhân viên.
Người sử dụng lao động có thể tăng lương cho nhân viên hàng năm hoặc hàng quý. Người sử dụng lao động cũng được khuyến khích tăng lương khi nhân viên đạt được những thành tích tốt như hiệu suất làm việc tốt, đạt các KPI đề ra.
Chúc bạn thành công.