Làm thế nào tìm việc làm Sale khi chưa có kinh nghiệm

Published by TaiPhan on  


Công việc của một người bán hàng là thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng và sau đó chuyển đổi họ thành khách hàng. Nhân viên bán hàng là vị trí rất cần thiết trong hầu hết các ngành công nghiệp và thương mại, là lực lượng giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng tốt thường có cơ hội kiếm được việc làm có mức lương cao. Nhiều doanh nghiệp yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng nếu bạn là người mới ra trường hoặc lần đầu tiên tiếp xúc với lĩnh vực này thì sẽ không thể có được kinh nghiệm và kỹ năng để có thể hoàn thành tốt công việc này. Nhưng may mắn thay, có rất nhiều cách để nhân viên bán hàng tiềm năng có thể học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

I. Tìm hiểu về bán hàng

1. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về bán hàng

Bạn sẽ phải gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn với kiến thức và sự nhiệt tình của bạn. Cho dù bạn đang muốn trở thành một nhân viên bán hàng qua điện thoại, một nhân viên bán hàng dược phẩm, bạn sẽ cần các nền tảng kiến thức. Một nhân viên Sale cần đọc sách về bán hàng và đọc về chiến lược bán hàng trực tuyến. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu tâm lý của khách hàng, các chiến lược làm thế nào để khách hàng quan tâm và quyết định mua hàng.

- Hãy trao đổi và trò chuyện cùng các đồng nghiệp để có thể học hỏi được các kinh nghiệm quý báu từ họ.

2. Tìm kiếm tài liệu về bán hàng cần thiết

Trước khi mua sách về lĩnh vực bán hàng, cần kiểm tra phần trình bày về kinh doanh và tiếp thị của sách để có thể lựa chọn được những cuốn sách phù hợp nhất. Tìm tài liệu đã được cập nhật và đã được thử nghiệm, chẳng hạn như sách đã được phát hành lại và sửa đổi hoặc video được đề xuất rộng rãi.

3. Tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của bạn

Ngay cả khi bạn mới bước vào ngành sale, chưa phải là chuyên nghiệp. Bạn nên lựa chọn một lĩnh vực phù hợp trong ngành sale, lĩnh vực mà bạn yêu thích, đam mê và có kiến thức về nó. Ví dụ, nếu bạn có kinh nghiệm trong ngành kế toán thì việc lựa chọn công việc sale trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư sẽ phù hợp hơn là bán hàng về dược phẩm. Chọn một loại sản phẩm mà bạn quan tâm và nghiên cứu các công việc phải làm trong lĩnh vực đó.

- Nếu bạn quan tâm đến việc bán xe ô tô, hãy tập trung vào những chiếc xe đã qua sử dụng, những chiếc xe thân thiện với môi trường hoặc các loại xe hạng sang.

- Cho dù bạn đang bán một sản phẩm hay một dịch vụ, bạn phải biết đầy đủ các thông tin về những gì bạn đang bán để có thể tư vấn và giải thích những thắc mắc của khách hàng một cách dễ hiểu và tiết kiệm thời gian nhất.

4. Tham gia các khóa học về kỹ năng bán hàng

Tìm kiếm các khóa học về kỹ năng bán hàng tại các trường cao đẳng hoặc trung tâm có cung cấp các lớp học về bán hàng và tiếp thị. Việc tham gia các khóa học sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết để có thể phát triển được các kỹ năng và thăng tiến trong ngành sale.

- Nếu bạn là một học sinh trung học chuẩn bị vào đại học và yêu thích ngành sale và Marketing thì có thể tìm kiếm các trường đại học uy tin có đào tạo ngành này để theo học. Các chương trình đại học sẽ giúp trang bị những kiến thức nền tảng đầy đủ về ngành sale và những kỹ năng cần thiết giúp bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp sau này.

II. Tìm việc làm

1. Lập danh sách các công ty bạn muốn làm việc

Tìm kiếm thông tin các công ty trong khu vực bạn muốn làm việc trên các trang web tuyển dụng việc làm trực tuyến. Bạn nên gửi hồ sơ CV xin việc cho họ ngay cả khi họ hiện không tuyển dụng. Và cơ hội nhận được việc làm có thể đến bất ngờ với bạn. Nếu họ có thông tin hồ sơ xin việc của bạn họ có thể cho bạn một cơ hội khi họ có nhu cầu tuyển dụng.

2. Tìm vị trí việc làm cấp cơ bản

Nếu bạn là người mới tham gia vào lĩnh vực sale thì nên lựa chọn ứng tuyển cho các vị trí cấp cơ bản. Ưu tiên nhưng vị trí có cung cấp đào tạo, vì công ty sẽ có chương trình traning giúp bạn có được những kiến thức chuyên môn cần thiết. Để biết các công ty đang tuyển dụng vị trí này một cách dễ dàng nhất bạn có thể biết là hãy truy cập vào các trang web tuyển dung việc làm trực tuyến như iconicJob.vn, Vietnamworks.com, jobstreet.vn…

- Xem xét bắt đầu sự nghiệp bán hàng của bạn trong ngành bán lẻ. Việc tìm việc làm trong ngành bán lẻ này sẽ dễ dàng hơn các lĩnh vực khác trong ngành sale.

- Hãy xem xét việc trở thành một nhân viên bán hàng độc lập. Các địa điểm như công ty mỹ phẩm hoặc đại lý du lịch không yêu cầu bất kỳ trải nghiệm bán hàng nào trước đây và có thể giúp cung cấp các tài liệu về đào tạo và tiếp thị cho bạn.

3. Tìm hiểu các thông tin yêu cầu ứng viên phải đáp ứng

Khi bạn gặp các công ty bạn muốn làm việc, hãy cố gắng tìm hiểu kỹ các thông tin yêu cầu về công việc mà họ đang muốn tuyển dụng, bạn có thể tìm kiếm thông tin về yêu cầu công việc trên các trang web việc làm trực tuyến hoặc qua trang web của công ty. Việc biết được các thông tin này sẽ giúp bạn biết được bạn có đáp ứng được các yêu cầu công việc hay không và cần bổ sung những kỹ năng và kiến thức nào để có thể xin được việc làm tại đây.

4. Chuẩn bị hồ sơ CV xin việc làm

Hãy liệt kê các công việc nào trước đây của bạn có liên quan đến ngành bán hàng, những kinh nghiệm bạn có giúp ích cho công việc sale hiện tại. Làm nổi bật trải nghiệm này trên lý lịch của bạn.

- Đảm bảo hồ sơ CV xin việc của bạn trông chuyên nghiệp.

5. Viết một bức thư ngắn gọn

Bạn sẽ cần một bức thư xin việc cho quá trình nộp hồ sơ xin việc. Trong thư bạn có thể đề cập những hiệu quả bạn có thể mang lại cho công ty khi được tuyển dụng, nhưng kỹ năng bạn có phù hợp với vị trí này. Ví dụ: bạn có thể trình bày những đức tính mà bạn có phù hợp với nhân viên bán hàng như trung thực, có khả năng tổ chức, làm việc chuyên cần.

6. Trình bày triết lý bán hàng của bạn

Bạn sẽ có thể giải thích điều này cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. Sử dụng những gì bạn đã học về bán hàng, những gì bạn biết về khách hàng và lý do bạn muốn trở thành nhân viên bán hàng, xây dựng tầm nhìn về cách bạn tiếp cận bán hàng. Tham khảo lại sách và bài viết bạn đã đọc về bán hàng. Lập các bước thực hiện bán hàng để có thể trình bày với nhà tuyển dụng.

- Ví dụ về triết lý bán hàng có thể là "Khi tôi bán hàng, tôi giúp khách hàng đưa ra quyết định tốt nhất của riêng họ" hoặc "Hãy để khách hàng đến với bạn và sẵn sàng làm họ hài lòng."

7. Minh họa về những phẩm chất cá nhân phù hợp với công việc

Khi bạn được phỏng vấn, nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn sẽ tìm kiếm các đặc điểm tính cách của một nhân viên bán hàng thành công. Nhân viên bán hàng phải chuyên nghiệp, nhanh nhạy.

- Hãy nghĩ về những câu chuyện minh họa những phẩm chất này.

- Các công ty đang tìm kiếm nhân viên bán hàng theo định hướng kết quả. Hãy suy nghĩ về các mục tiêu bạn đã đạt được và cách bạn đạt được mục tiêu. Điều này có thể sẽ xuất hiện trong cuộc phỏng vấn của bạn.

III. Chuẩn bị cho vòng phỏng vấn

1. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của bạn

Đọc báo cáo của công ty hoặc bất kỳ đề cập nào trong tạp chí thương mại. Dành thời gian trên trang web của họ và tìm hiểu thông tin cụ thể mà bạn có thể lặp lại trong cuộc phỏng vấn. Nhân viên bán hàng giỏi phải tìm hiểu thông tin để chuẩn bị cho việc bán hàng của họ. Hãy chuẩn bị để thể hiện những kỹ năng cần thiết cho vị trí này một cách tốt nhất.

2. Trang phục chuyên nghiệp

Mặc trang phục chuyên nghiệp phù hợp cho cuộc phỏng vấn. Màu sắc trung tính, giày sạch sẽ và đánh bóng, và quần áo gọn gàng sẽ giúp bạn tự tin hơn và để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

3. Chứng minh phẩm chất của nhân viên bán hàng mà bạn có

Hãy đối mặt với cuộc phỏng vấn như cuộc họp đầu tiên với một khách hàng tiềm năng: được chuẩn bị, lịch sự và thuyết phục. Đến phỏng vấn đúng giờ hoặc sớm hơn một phút. Thể hiện kỹ năng bạn có như hãy liên lạc bằng mắt và mỉm cười. Hãy chuẩn bị sẵn sàng với thông tin về công ty và câu trả lời giúp nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng cử viên phù hợp nhất với vị trí công ty đang tuyển dụng.

4. Mô tả các hoạt động bán hàng tốt nhất của bạn

Ngay cả khi bạn chưa bao giờ tổ chức một công việc bán hàng, nhiều khả năng bạn đã từng có, đã từng thuyết phục hoặc thuyết phục ai đó (hoặc một nhóm người) ủng hộ bạn. Câu chuyện của bạn nên bao gồm một giải thích về cách bạn đã thuyết phục khách hàng mua một món đồ nào đó, cũng như mô tả những gì đã đạt được cho cả hai bên.

5. Gửi lời cảm ơn và theo dõi phản hồi từ nhà tuyển dụng

Nếu bạn không thấy được thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng sau 1 đến 2 tuần, bạn hãy gọi điện cho họ để biết được mình có được chọn vào vị trí đã phỏng vấn hay không.

Chúc bạn thành công.
Chủ đề:
Từ khóa:
Nguồn: