Đối với một công ty tổ chức lớn, việc có một hệ thống phân cấp quản lý sẽ giúp cho các hoạt động trong công ty hoạt động hiệu quả và vận hạnh một cách nhịp nhàng. Một người quản lý tốt phải là người dễ dàng hòa nhập với mối trường xung quanh, lên kế hoạch thực hiện thay đổi từ những điều nhỏ giúp mang lại hiệu quả trong công việc. Để trở thành người quản lý giỏi phải hành động và là tấm gương cho người khác. Vị trí quản lý là một trong những vị trí khó khăn nhất vì bạn phải chịu trách nhiệm quản lý công việc, kỳ vọng của mọi người trong tổ chức để mang lại hiệu quả tốt nhất cho công ty.
I. Tạo động lực thúc đẩy nhân viên
1. Tạo động lực cho nhân viênTại sao nhân viên lại làm việc cùng bạn? Điều gì giúp thu hút các nhân viên tài năng đến làm việc và giữ chân họ không nhảy việc? Điều gì giúp cho một ngày làm việc trở nên vui vẻ và đầy năng lượng? Điều gì khiến cho nhân viên vẫn luôn gắng bó với công ty sau những giai đoạn khó khăn mà họ đã trải qua? Tiền không phải tác nhân chính, mà mọi thứ phức tạp hơn thế.
– Nếu lãnh đạo quản lý bằng cách đối xử tôn trọng với nhân viên cấp dưới, điều này sẽ giúp nhân viên nỗ lực hết mình và gắn bó với công ty để đáp lại sự tôn trọng đó.
– Quan tâm, hỏi han tâm tư nguyên vọng của nhân viên đối công việc hiện tại. Khuyến khích nhân viên trung thực. Sau đó người quản lý cần có những hành động phù hợp để giúp cho nhân viên được đáp ứng đúng tâm tư nguyện vọng của họ.
– Mang đến những lợi ích giúp thõa mãn mong muốn của nhân viên. Hãy cho nhân viên có thời gian đi đến phòng tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe của họ.
2. Làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việcNgười quản lý giỏi là phải biết được điểm mạnh của nhân viên cấp dưới và động viên khích lệ họ trong quá trình làm việc. Người quản lý giỏi biết rằng tạo cho nhân viên có tinh thần thoải mái hạnh phúc sẽ thúc đẩy năng xuất lao động. Hãy khen thưởng động viên đúng lúc nhân viên cấp dưới cả công khai trước mọi người và khen riêng mình họ.
– Trong một cuộc họp với ban lãnh đạo, bạn có thể đề cập đến những nhân viên đã có kết quả làm việc tốt, việc được quan tâm và động viên sẽ giúp cho nhân viên cấp dưới sẽ cảm thấy rất trân trọng điều đó vì cấp trên luôn đánh giá cao tài năng và nỗ lực của họ.
– Khen ngợi riêng nhân viên về kết quả làm việc tốt. Khen thưởng họ kịp thời và đi thẳng vào chi tiết hiệu quả công việc mà họ đã làm. Một cuộc trò chuyên riêng tuy ngắn nhưng nó tác động tích cực đến tinh thần làm việc của nhân viên giúp làm có nhiều động lực hơn trong công việc.
3. Thỉnh thoảng hãy nhắc để nhân viên biết rằng bạn đánh giá cao những cố gắng của họ trong công việcChỉ việc mời họ uống cà phê và nói với họ những điều gì ở họ làm bạn đánh giá cao ở họ: họ là người làm việc chăm chỉ, hiệu quả công việc cao, luôn tuân thủ các nội quy công ty… Một nhân viên khi biết được họ luôn được cấp trên đánh giá cao sẽ làm việc chăm chỉ hơn, yêu thích những điều họ đang làm và truyền tinh thần làm việc nhiệt huyết đến những thành viên khác trong công ty.
II. Đề ra các mục tiêu
1. Nói ít làm nhiềuÝ tưởng này có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, nhưng đó là một câu thần chú quản lý tuyệt vời. Bạn có muốn trở thành một quản lý luôn đặt ra những mục tiêu trên trời và nhân viên không thể nào đáp ứng được những gì bạn mong muốn, hay là người luôn đặt ra những mục tiêu sát thực tế và cùng nhân viên của mình vượt qua chúng, thậm chí là vượt xa những mục tiêu ban đầu.
2. Đảm bảo mỗi nhân viên đều biết được cấp trên kỳ vọng ở họ như thế nàoCó mục tiêu cụ thể trao quyền cho nhân viên của bạn và giúp họ tập trung vào công việc. Phác thảo rõ ràng những gì bạn mong đợi, thời gian hoàn thành, và những gì cần làm để đạt được mục tiêu đề ra.
3. Đưa ra các góp ý kịp thời cho nhân viên trong quá trình làm việcViệc theo dõi và đưa ra các góp ý kịp thời sẽ giúp nhân viên cải thiện và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Gặp gỡ trực tiếp nhân viên cấp dưới đưa ra nhận xét và những góp ý thật chi tiết.
4. Chắc chắn bản thân có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn cao nhấtLà người quản lý giỏi không nên quát tháo, dùng những từ ngữ nặng nề chua cay đồi với nhân viên khi họ mắc phải sai lầm, trong khi dễ dàng bỏ qua khi chính mình là người phạm phải sai lầm. Hãy tự chính mình đặt ra các mục tiêu, chuẩn mực và hoàn thiện nó. Nhân viên cấp dưới sẽ ngưỡng mộ, kính trọng và sẽ lấy đó làm gương để phấn đấu hơn trong công việc.
III. Trao quyền cho nhân viên
1. Ủy quyềnBạn là một người quản lý bởi vì bạn giỏi những gì bạn làm, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tự làm mọi thứ. Công việc của bạn với tư cách là người quản lý là dạy người khác cách làm tốt công việc.
– Khởi đầu nhỏ. Giao việc cho nhân viên và để họ toàn quyền xử lý công việc đó, nếu công việc được làm chưa tốt, bạn là người góp ý và họ sẽ tự khắc phục để hoàn thành công việc tốt hơn. Tận dụng cơ hội để dạy và trao quyền cho nhân viên của bạn. Sau đó, dần dần giao cho họ nhiệm vụ với trách nhiệm lớn hơn khi đó bạn sẽ biết được những điểm mạnh và điểm yếu của họ.
– Cần dự đoán được những khó khăn và sai lầm nhân viên sẽ gặp phải, để có kế hoạch hướng dẫn cụ thể trước khi họ bắt đầu công việc.
2. Giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của nhân viênKhi nhân viên bắt đầu đảm nhận nhiều công việc yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao và chứng minh được năng lực của bản thân, hãy giao cho họ những nhiệm vụ phù hợp giúp nâng cao tối đa kỹ năng của họ và tự chủ trong công việc. Điều này không những giúp người quản lý đánh giá đúng năng lực của nhân viên và giúp họ trở thành những nhân viên giỏi có giá trị đối với công ty.
3. Tự nhận trách nhiệm đối với những sai lầm của nhân viên cấp dướiKhi nhân viên phạm phải những sai lầm, đừng lên giọng chỉ trích họ, hãy nhận lấy trách nhiệm nó dù nó không phải là lỗi của bạn. Những điều này sẽ giúp tạo ra được văn hóa công ty, nơi mà nhân viên cấp dưới luôn nỗ lực làm việc và sáng tạo mà không phải lo lắc khi mắc lỗi.
– Việc này giúp khuyến khích nhân viên cấp dưới luôn nỗ lực, đổi mới trong quá trình làm việc. Nhân viên sẽ trở nên tốt hơn khi họ nhận thấy sai lầm và sữa chữa nó. Những người không phạm sai lầm ngay từ đầu thường là những người làm việc quá an toàn và không dám mạo hiểm.
4. Đừng giành hết công lao về mìnhHãy ghi nhận những công lao mà nhân viên cấp dưới đạt được. Nhờ đó họ có thêm nhiều động lực để công hiến và nhiệt huyết với công việc của mình. Người quản lý thành công giống như một người chỉ huy dàn nhạc để mỗi nhạc cụ đều phát ra những âm thanh hay và cộng hưởng với nhau thành một thể thống nhất. Một người quản lý giỏi phải là người làm gương và không cố trở nên nổi bật.
– Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn là loại người quản lý “đánh cắp” ý tưởng của ai đó và lấy nó làm của riêng? Điều này phát đi một thông điệp với nhân viên cấp dưới rằng bạn chỉ quan tâm chính bản thân mình và sẵn sàng hy sinh những người khác để thăng tiến trong sự nghiệp. Và nó sẽ khiến bạn trở nên cực kỳ xấu xí trong mắt của nhân viên cấp dưới và chắc chắn sẽ không làm cho nhân viên cấp dưới tôn trọng và nhiệt huyết với công việc của họ.
5. Nhận biết sai lầm của chính bạnKhi mọi thứ không diễn ra theo cách bạn mong đợi, hãy nhìn lại và có thể bạn nhận ra rằng nếu làm theo cách khác có thể bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn và nói rõ những điều này cho nhân viên của bạn. Điều này cho họ thấy rằng bạn cũng phạm sai lầm, và nó cũng chỉ cho họ cách họ nên xử lý những sai lầm của chính mình.
IV. Giao tiếp hiệu quả
1. Cởi mởLuôn nhắc nhở mọi người rằng nếu họ có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, bạn luôn sẵn sàng lắng nghe. Việc cởi mở thân thiện với nhân viên sẽ giúp bạn dễ dàng lắng nghe và kịp thời biết được những khó khăn vướng mắc nhân viên đang gặp phải và có hướng giải quyết nhanh chóng hiệu quả.
– Đừng là một trong những người quản lý vô tình làm cho một nhân viên cảm thấy như họ đang làm phiền bạn khi họ muốn đưa ra các câu hỏi. Hãy cho nhân viên biết được bạn luôn sẵn sàng lắng nghe những khó khăn và ý kiến trong công việc của họ.
2. Hãy quan tâm đến nhân viên của bạnĐừng để những tương tác giữa nhân viên và bạn chỉ là hình thức. Hãy thường xuyên trò chuyện với nhân viên cấp dưới để kết nối với họ.
3. Lắng ngheLắng nghe những gì nhân viên cấp dưới muốn trình bày. Trong các cuộc họp không phải lúc nào bạn cũng là người làm chủ cuộc họp, hãy để nhân viên cấp dưới chủ động trình bày ý kiến của họ.
Khi các nhân viên đang thảo luận. Hãy lắng nghe một cách cởi mở, điều này giúp xây dựng mối quan hệ và giúp họ trở nên năng động hơn.
4. Làm rõ những gì bạn đang ngheMột người quản lý giỏi không chỉ cố gắng làm cho bản thân mình nổi bật, mà còn cố gắng hiểu những gì nhân viên đang nói và chia sẽ.
Bạn có thể làm điều này bằng cách lặp lại những gì người khác đã nói như là một phần của cuộc trò chuyện của bạn. Sử dụng kỹ thuật này khi bạn không chắc chắn những gì người khác đang nói.
– Thay vì yêu cầu đồng nghiệp của bạn “xin lỗi, bạn có thể lặp lại những gì bạn vừa nói không? Tôi chưa hiểu lắm.” Bạn nên nói một cái gì đó khác như “Vậy bạn đang nói rằng chúng tôi có thể tăng năng suất bằng cách cung cấp các ưu đãi có ý nghĩa hơn. Chi tiết như thế nào?”
V. Công bằng
1. Đối xử bình đẳng với mọi ngườiXu hướng này giúp mang lại sự tôn trọng của các nhân viên đối với người quản lý. Khen thưởng, góp ý đúng người sẽ giúp cho họ ngày yêu quý tôn trọng và làm việc hết mình vì công ty.
2. Đối xử tốt với nhân viên của bạnNếu bạn tốt với nhân viên và họ hài lòng với công việc của họ, họ sẽ làm việc nhiệt huyết và nâng cao dịch vụ và hình ảnh của công ty đến khách hàng. Họ sẽ làm điều tương tự cho nhân viên của họ và duy trì một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực.
Chúc bạn thành công.