Account Manager là gì? Các công việc của Account Manager bạn cần biết

Published by TaiPhan on  

Account Manager là gì? Account Manager là vị trí quản lý bộ phận Account trong công ty Agency có nhiệm vụ tìm khách hàng, tư vấn, mang doanh thu về cho công ty.


I. Account Manager là gì?

Account Manager là vị trí quản lý bộ phận Account trong công ty Agency (công ty cung cấp các ý tưởng sáng tạo, giải pháp cho các nhãn hàng..…). Bộ phận Account có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tư vấn, chốt đơn hàng mang doanh thu về cho công ty.

Account Manager là người phải giữ được các mối quan hệ với khách hàng để “kiếm tiền nuôi cả công ty”. Bên cạnh đó Account Manager còn quản lý các cấp thấp hơn trong bộ phận như Account Executive và đưa ra những đánh giá, phân tích từ các báo cáo từ họ.

Account Manager sẽ là người chịu trách nhiệm khi có bất kì vấn đề gì xảy ra trong quá trình tìm kiếm và đàm phán ký hợp đồng với khách hàng.

Account Manager là gì? Các công việc của Account Manager bạn cần biết

II. Các nhiệm vụ của một Account Manager

1. Tăng doanh thu cho Agency

Account Manager làm việc cho agency, không phải làm cho client, vì thế họ cần đảm bảo dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty từ các khách hàng mà họ quản lý. Tìm kiếm khách hàng mới là điều cần thiết, nhưng hãy đảm bảo rằng những khách hàng hiện tại cảm thấy hài lòng với dịch vụ và cách làm việc của công ty, điều này sẽ giúp công ty ổn định được doanh thu.

Campbell nói: “Chúng ta làm việc cho Agency và chúng ta làm với Client, nhưng chúng ta không làm cho Client”.

Account Manager không chỉ phân tích dự báo những xu hướng của ngành để đưa ra chiến lược marketing cho client mà còn phải nắm bắt tình hình hoạt động của client để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.

2. Hợp tác với phòng ban khác để triển khai dự án

Khi bạn nhận được brief từ khách hàng, bạn có nhiệm vụ chia sẻ mọi thông tin cần thiết cho các phòng ban để thực thi dự án. Account Manager là người sẽ đi cùng dự án từ khi nhận brief cho đến khi đi thuyết trình cho nhãn hàng về dự án. Họ là người sẽ làm việc với tất cả các team như planner, đội ngũ creative, production house, thậm chí là các đối tác bên ngoài để thực hiện chiến dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của client

3. Kiểm soát việc phát sinh chi phí

Campbell nói: “Chúng ta làm việc cho Agency và chúng ta làm với Client, nhưng chúng ta không làm cho Client”. Cho nên bạn phải đảm bảo rằng dự án sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty. Để làm được điều này Account Manager phải kiểm soát được thu chi trong quá trình thực thi dự án, tránh trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện. Đôi khi việc phát sinh không phải do các phòng ban gây ra mà là từ phía client. Vì thế bạn phải bảo vệ quan điểm, ý tưởng của cả team khỏi “sớ” yêu cầu của client.

4. Làm vui lòng client

Không nói quá khi nói làm Account Manager là “ làm dâu trăm họ” . Vì Account Manager không chỉ làm hài lòng client mà họ còn phải biết mềm mỏng với agency của mình. Ví dụ như: Bạn bị trễ deadline, hoặc dự án xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn sẽ giải thích như thế nào với client? Bạn sẽ đổ lỗi cho các team khác? Nếu bạn làm như thế, ngay lập tức bạn sẽ trở thành kẻ thù của chính agency của mình. Không những vậy, client sẽ đánh giá năng lực làm việc của bạn không cao, và khả năng sau này agency của bạn không được gọi đi nhận brief là rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang làm mất đi một nguồn tiền cho công ty.

Bạn nên xây dựng lòng tin cho client ngay từ đầu, và chứng minh cho họ thấy rằng mọi người trong agency đã và đang nổ lực hết mình cho dự án này. Bạn nên biết các mềm mỏng đúng lúc, để có thể thỏa hiệp với khách hàng.

III. 5 nhân tố để trở thành một Account Manager

1. Giao tiếp

Bạn phải học cách lắng nghe nhiều hơn nói. Sau đó chủ động đặt câu hỏi để tìm ra vướng mắc mà client gặp phải, từ đó bạn sẽ có được những thông tin quan trọng giúp creative có thể đưa ra những ý tưởng đắt giá. Không những vậy, đọc vị client là điều mà một Account Manager không thể thiếu. Ông bà có câu: “ Mềm nắn, rắn buông” thực sự rất đúng cho 1 người làm Account vì trong giao tiếp, họ phải biết chiều ý khách hàng, nhưng không vì vậy mà làm mất đi chính kiến riêng của mình. Sau những lần bạn nhún nhường và không thể hiện cho client hiểu được quan điểm của team đưa ra thì client sẽ cho rằng bạn là người “ gió chiều nào ngã chiều đó”. Không những vậy, bạn sẽ làm uy tín của agency suy giảm đáng kể.

2. Cách nhìn nhận 1 bức tranh

Một Account Manager giỏi sẽ biết cái gì là quan trọng cũng như nhìn nhận vấn đề một cách bao quát cho đến chi tiết nhỏ nhất. Họ phải biết thế mạnh của agency của mình là gì? Thế mạnh của creative là gì? Hay thị trường về ngành hàng bạn đang làm có những biến động gì? Đối thủ có những động thái gì? Điều đó có ảnh hưởng tới dự án bạn đang làm không?

Bạn phải hiểu được nhãn hàng mình đang làm đang đứng ở đâu? Sau chiến dịch này họ cần đạt được những gì. Từ đó bạn mới biết được mình cần hỗ trợ những mặt nào cho client. Chứng minh cho họ thấy giá trị mà agency của bạn mang lại.

Tại sao điều này lại quan trong?

Thông tin là một “ con dao 2 lưỡi”. Một Account Manager giỏi sẽ biết cách nhìn nhận vấn đề, truyền tải thông điệp tới khách hàng một cách chính xác nhất, để client có những động thái kịp lúc trước khi sự cố nào đó xảy ra. Nếu bạn không biết cách truyền đạt hoặc nhìn nhận vấn đề không đúng, sẽ làm thông tin trở nên sai lệch khi tới tai client.

3. Không ngại khó

Những Account Manager là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, họ không chỉ giỏi về khoản quản lý client, mà họ còn có nhiều năm lăn xả với hàng tá dự án. Không ngại khó là yếu tố tiên quyết khi bạn xem xét bản thân xem có phù hợp với vị trí Account hay không? Vì chỉ có lăn xả thì bạn mới học được nhiều thứ, vốn sống của bạn mới được trau dồi, đến một lúc, bạn sẽ đủ kiến thức và lập luận thể thuyết phục client.

4. Không tư duy theo lối mòn

Bạn không thể áp đặt những ý tưởng cũ cho một chiến dịch mới. Một Account Manager giỏi là một người biết dành thời gian để nghiên cứu, làm khảo sát về client, ngành hàng, đối tượng mục tiêu, thông điệp…. để có thể đưa ra những ý tưởng mới lạ cho client giúp họ đạt được mục tiêu cuối cùng.

Và bởi vì thế giới marketing là nơi luôn phải thay đổi. Nếu bạn không học hỏi , trau dồi mỗi ngày mà cứ sống mãi trong hào quang quá khứ thì bạn sẽ sớm bị đào thải ra khỏi cuộc chơi. Account Manager phải biết cách để định vị Agency của mình thật tốt, cũng như đưa ra giải pháp sáng tạo giúp cho client nổi bật trên thị trường.

Tại sao điều này lại quan trọng?

Vì bạn không làm việc một mình mà bạn là đại diện cho 1 Agency. Bạn cần phải thể hiện cho Client thấy phong cách làm việc chuyên nghiệp của Agency mình làm, chuyên môn ngày một nâng cao, và không ngừng sáng tạo.

5. Có được sự tôn trọng

Trước khi bạn có thể khiến mọi người phải làm theo ý mình thì bạn phải khảng định được năng lực của bản thân, sự chính trực của bạn.

Một Account Manager sẽ biết cách xây dựng, duy trì các mối quan hệ với mọi người cho dù là với Client hay team nội bộ. Tại sao điều này lại quan trọng ?

Khi mà bạn có một quan hệ rộng cùng sự tin tưởng từ đối tác. Bạn sẽ dễ dàng cho client thấy những cơ hội mà agency mang lại cho họ. Ngược lại, Client có thể chi nhiều ngân sách hơn cho những dự án mà bạn đảm nhiệm.

IV. Học ngành nào để trở thành Account Manager?

Đây có lẽ là câu hỏi mà các bạn sinh viên hỏi nhiều nhất trong các buổi hội thảo. Bạn đang tìm kiếm một cơ hội để phát triển bản thân? Bạn đang tìm việc làm? Công việc mà có thể dung hòa được sở thích và kiến thức mà bạn tích lũy trong suốt 4 năm đại học.

Nếu bạn có được định hướng từ đầu, thì những ai học về marketing, quản trị kinh doanh sẽ có ưu thế hơn. Vì bạn có nhiều thời gian để tìm hiểu kĩ về nó cũng như tìm hiểu bản thân mình phù hợp với cái gì. Thực tế, bạn có thể bắt đầu làm Account từ tất cả ngành nghề từ Y Dược đến Bách Khoa.

Ví dụ: như anh Nguyễn Việt Dũng (đồng sáng lập We Create) xuất thân là một sinh viên bách khoa, sau đó đi làm ngân hàng nhưng đến nay anh đã có hơn 10 làm trong ngành quảng cáo. Quay lại với vấn đề ngành nào là phù hợp. Suy nghĩ một cách tích cực hơn. Bạn sẽ thấy khuyết điểm đôi khi là ưu điểm, bạn sẽ dễ dàng nhận được brief của những client bên mảng kĩ thuật. Vì với kiến thức 4 năm học về thông số, kỹ thuật… bạn sẽ biết được sản phẩm ưu khuyết như thế nào, từ đó bạn sẽ cho ra những chiến dịch/ dự án phù hợp cho sản phẩm.

Để tìm việc làm vị trí Account không phải là điều quá khó, cũng không quá dễ. Quan trọng bạn phải biết mình có những gì và thiếu những gì, tính cách bạn có phù hợp hay không. Nếu xuất phát điểm của bạn không được ưu ái như những người khác thì bạn hãy tìm một Agency có ưu thế trong lĩnh vực bạn học. Với kiến thức mà bạn có trong 4 năm đại học, cùng với sự nhiệt huyết trong bạn. Tôi tin chắc bạn sẽ nhanh chóng tìm được cho bản thân một Agency phù hợp.

Chúc bạn thành công.
Chủ đề:Account Manager
Từ khóa:
Nguồn: