Chính trực là gì? Người như thế nào được xem là Chính trực

Published by TaiPhan on  

Chính trực là phẩm chất của việc luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức một cách mạnh mẽ, luôn làm những điều đúng đắn, có trách nhiệm và trung thực trong các hành động của họ.


I. Chính trực là gì?

Chính trực là phẩm chất của việc luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức một cách mạnh mẽ. Trung thực và tin cậy là trung tâm của sự chính trực, và bạn phải luôn thực hiện nó.

Người có tính chính trực nghĩa là một người tự nhận thức về bản thân, có trách nhiệm giải trình, có trách nhiệm và trung thực trong các hành động của họ.

Một người có tính chính trực luôn làm những điều đúng đắn, cho dù có bất ai quản lý họ hay không. Chính trực là nền tảng để đồng nghiệp xây dựng mối quan hệ và sự tin cậy, và đó là một trong những giá trị cơ bản mà người sử dụng lao động tìm kiếm ở nhân viên mà họ thuê.

Một người có tính chính trực có thể được đồng nghiệp, khách hàng và các bên liên quan tin cậy.

II. Người như thế nào được xem là Chính trực 

Những người thể hiện sự chính trực thu hút người khác đến với họ vì họ có uy tín và đáng tin cậy. Là nhân viên, họ là những người làm việc có nguyên tắc, luôn có trách nhiệm với những công việc họ làm, luôn hoàn thành công việc được giao đúng Deadline và bạn có thể tin tưởng vào họ khi giao các công việc quan trọng.

Dưới đây là một số ví dụ về cách mọi người có thể phản ánh các khía cạnh khác nhau của tính chính trực ở nơi làm việc.

1. Trung thực

Trung thực với chính mình và đồng nghiệp. Tuấn là một lập trình viên, anh ấy đang cố gắng tối ưu hóa phần mềm do mình viết ra vì nó đang gặp các sự cố. Anh ấy đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể khắc phục được các lỗi đang gặp phải, thay vì tiếp tục cố gắng sửa vì thể diện, anh ấy đã quyết định nói sự thật với các đồng nghiệp trong Team về các vấn đề phần mềm đang gặp phải và hiện anh ấy đang bế tắc trong việc khắc phục chúng. 

Các thành viên khác trong Team đã cùng Tuấn thảo luận và tìm ra giải pháp. Cuối cùng, Tuấn đã khắc phục được các vấn đề mà trước đó đã gặp bế tắc. Nhờ sự trung thực của anh ấy, mà vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng và mang lại thành công chung cho cả Team và công ty. 

2. Trách nhiệm

Ngọc là Leader của Team, hiện tại Team của cô ấy đã trễ Deadline hoàn thành công việc do cấp trên giao. Thay vì đỗ lỗi cho các nhân viên cấp dưới, cô ấy đã nhận trách nhiệm về mình về việc trể Deadline, mặc dù có một số lỗi của nhân viên cấp dưới khiến cho công việc bị chậm trễ. 

Cô ấy đã trao đổi và giải quyết các vấn đề với các thành viên trong Team của mình và đưa ra các biện pháp bảo vệ giúp họ yên tâm để hoàn thành các công việc còn dỡ dang.

Điều này sẽ giúp xây dựng được niềm tin của các nhân viên đối với Leader, giúp họ yên tâm làm việc và cố gắng hết mình vì công việc và Leader của mình.

3. Trách nhiệm hướng dẫn, bàn giao

Vân là người chịu trách nhiệm làm báo cáo vào mỗi tuần, và bản báo cáo này sẽ được gửi cho bộ phân khác làm cơ sở để lập kế hoạch sản xuất cho tuần tiếp theo. Cô ấy sẽ có nghỉ 1 tuần vì lý do cá nhân. Do vậy, trước ngày nghỉ cô ấy đã chủ động bàn giao công việc mà mình phụ trách cho một đồng nghiệp khác để các hoạt động tiếp tục được triển khai bình thường và không bị gián đoạn khi trong thời gian cô ấy vắng mặt

Cô ấy đã hướng dẫn đồng nghiệp khác cách tạo báo cáo mà mình vẫn thường làm. Ngoài ra, cô ấy chủ động viết ra bản hướng dẫn cụ thể chi tiết để đồng nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các công việc do cô ấy để lại. 

Trước khi ngày Vân nghỉ, cô ấy đã thông báo với các bộ phận liên quan để họ biết rằng người mới sẽ tạo báo cáo và gửi cho họ trong thời gian cô ấy vắng mặt, trong trường hợp đồng nghiệp ở các bộ phận khác cần giúp đỡ.

Nhân viên có cơ hội thể hiện sự chính trực của họ hoặc sự thiếu sót hàng ngày, thông qua các hành động của họ với nhau, với cấp quản lý và với khách hàng. Nếu bạn không thuê đúng người, sự thiếu chính trực sẽ thể hiện rõ trong hành vi của họ.

III. Lợi ích của Chính trực

Một lực lượng lao động bao gồm những người chính trực là nơi bạn có thể tin tưởng, giao quyền để nhân viên thực hiện hết khả năng của họ. Họ không thỏa hiệp với những điều xấu, không tham lam, lừa dối hoặc nói dối. 

Chính trực trong kinh doanh có thể củng cố mối quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng vì họ có thể tin tưởng rằng bạn sẽ giữ lời hứa và hành động một cách có trách nhiệm nếu có sai sót xảy ra. 

Thường xuyên thảo luận về những tình huống khó xử về sự chính trực với nhân viên của bạn giúp họ có cơ hội tìm hiểu những mong đợi của bạn và cũng giúp phát triển văn hóa chính trực ở nơi làm việc.

Chúc bạn thành công.

Chủ đề:Chính trựcTrung thựcNói dốiTham lamTham vọng
Từ khóa: Chính trực là gì? Người như thế nào được xem là Chính trực
Nguồn: