I. Câu hỏi về Điểm Mạnh và Điểm Yếu nhằm mục đích gì?
Đây là câu hỏi mà bạn sẽ luôn phải đối mặt khi tham gia vào các buổi phỏng vấn việc làm. Nhiệm vụ của người phỏng vấn là tìm một người phù hợp với vị trí công việc và làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp trong nhóm.
Dựa trên câu trả lời, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được bạn có phù hợp với công việc và công ty hay không. Ngoài ra, họ cũng sẽ đánh giá được các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai.
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết được năng lực tự đánh giá và nhìn nhận của ứng viên. Do đó, trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn hãy xách định kỹ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và tập cách truyền đạt một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội việc làm hơn.
II. Xác định Điểm Mạnh của bạn
Các điểm mạnh bạn cần xác định đầu tiên đó là các kỹ năng mềm đang có. Đối với kiến thức chuyên môn sẽ có nhiều cách khác nhau để đánh giá bạn thông qua các bài kiểm tra. Nhưng trong cuộc phỏng vấn, thì bạn nên trình bày cho nhà tuyển dụng biết về những kỹ năng mềm mà bạn cho là thế mạnh của mình.
1. Các điểm mạnh bạn có thể trình bày khi phỏng vấn:- Giao tiếp tốt.
- Làm việc nhóm hiệu quả.
- Khả năng quản lý thời gian.
- Giải quyết xung đột.
- Chịu được áp lực công việc.
- Thành thạo ngoại ngữ.
- Có kinh nghiệm làm việc.
- Sáng tạo.
- Linh hoạt trong công việc.
- Tập trung.
- Trung thực.
- Tận tâm.
- Luôn cập nhật những kiến thức mới.
Tùy vào, vị trí công việc bạn có thể lựa chọn những kỹ năng thế mạnh mình có phù hợp với công việc. Trình bày các điểm mạnh của bản thân và cho nhà tuyển dụng biết lý do tại sao bạn là người phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng.
III. Xác định Điểm Yếu của bạn
Xác định điểm mạnh có lẽ luôn dễ hơn là điểm yếu. Những khó khăn bạn gặp phải trong công việc, đã bao giờ bạn dành thời gian để soi gương và đánh giá bản thân đang yếu ở điểm nào và làm thế nào để cải thiện nó?
Việc trình bày Điểm Yếu sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được tư duy cầu tiến, luôn muốn phát triển bản thân và thể thiện tinh thần tự giác và trung thực của bạn.
1. Các điểm yếu bạn có thể trình bày khi phỏng vấn- Muốn thực hiện quá nhiều công việc cùng lúc.
- Hay trì hoãn.
- Sắp xếp thời gian làm việc chưa hợp lý.
- Nóng nảy.
Bạn có thể xác định và lựa chọn điểm yếu để trình bày khi phỏng vấn nhưng bạn cần nhớ những điểm yếu được trình bày không được ảnh hưởng xấu đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ như: bạn không thể nói rằng điểm yếu là không giỏi tính toán trong khi bạn đang ứng tuyển cho vị trí kế toán.
IV. Những điều cần tránh
Nói đúng ra, câu trả lời của bạn cho câu hỏi này có thể truyền cảm hứng cho người phỏng vấn và cho họ hiểu hơn về cách bạn làm việc. Nó có thể giúp họ đánh giá xem điểm mạnh và điểm yếu của bạn có phù hợp với công việc hay không, liệu khả năng của bạn có phù hợp với nhóm các đồng nghiệp bạn sẽ làm việc cùng hay không và liệu bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Tuy nhiên, có một số điều bạn cần lưu ý khi đưa ra câu trả lời của mình để câu trả lời không trở thành quá lố khoe khoang, quá khiêm tốn hoặc quá bi quan.
- Đừng khoe khoang.
- Đừng bi quan khi quá tập trung vào những điểm yếu của chính mình.
- Đừng đưa ra những ví dụ quá không liên quan đến công việc
- Đừng lan man
Khi trả lời hãy cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần nhiệt huyết của bạn trong công việc, sẵn sàng lắng nghe và khắc phục những điểm yếu để có thể hoàn thành công việc một cách nhất mang lại hiệu quả cho công ty.
Có được sự chuẩn bị kỹ càng trước cuộc phong vấn, sẽ giúp bạn tự tin và có nhiều cơ hội việc làm hơn những ứng viên khác.
Chúc bạn thành công.