I. Quản lý rủi ro là gì?
Quản lý rủi ro là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động và đưa ra quyết định cân bằng giữa lợi ích và các rủi ro (
Risk là gì ?). Đây là một cách tiếp cận có hệ thống, được sử dụng để xác định, đánh giá và giảm thiểu hoặc loại bỏ khả năng xảy ra sai lệch bất lợi so với kết quả dự kiến.
Ngày nay, quản lý rủi ro chuỗi cung ứng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh, khi các công ty mất hàng triệu USD do gián đoạn nguồn cung cấp, biến động chi phí, tiền phạt do không tuân thủ và các sự cố gây thiệt hại cho cả hai: thương hiệu và danh tiếng của tổ chức.
Tất cả các yếu tố sau đây có thể khiến tổ chức của bạn mất hàng chục triệu doanh thu và hàng trăm triệu tiền thiệt hại cho thương hiệu. Mặc dù danh tiếng có thể chỉ quan trọng đối với các thương hiệu tên tuổi, nhưng sự biến động chi phí và gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng đến tất cả các nhà sản xuất.
I. Gián đoạn nguồn cung
Gián đoạn cung ứng là bất kỳ sự kiện không lường trước nào đó, làm xáo trộn dòng chảy bình thường của hàng hóa và nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng.
Những gián đoạn như vậy có thể gây ra những hậu quả tiêu cực lớn đối với việc quản lý hoạt động. Ví dụ, chúng có thể dẫn đến gián đoạn sản xuất và cản trở năng suất của công ty.
Về lâu dài, gián đoạn nguồn cung có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu và hoạt động tài chính dài hạn của công ty. Đối với một tổ chức mua hàng, sự gián đoạn nguồn cung cũng có thể có nghĩa là không có khả năng đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng.
Sự gián đoạn nguồn cung có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm thiệt hại vật chất tại các cơ sở sản xuất, thiên tai, đình công và tranh chấp lao động, vấn đề năng lực, vấn đề tồn kho, dự báo không chính xác và sự chậm trễ.
II. Xác định rủi ro
Xác định các rủi ro cụ thể là bước đầu tiên trong bất kỳ quy trình quản lý rủi ro nào. Hãy xem xét một số loại rủi ro phổ biến trong chuỗi cung ứng thường xảy ra :
1. Rủi ro tài chính
Những rủi ro này có thể bao gồm từ sự thay đổi bất ngờ hoặc bất lợi trong tỷ giá hối đoái cho đến phá sản của nhà cung cấp.
Ngoài ra, còn một số ví dụ về rủi ro tài chính bao gồm: Chi phí vượt quá ngân sách, trễ deadline dẫn đến phát sinh chi phí.
2. Rủi ro chậm trễ so với lịch trình
Phần lớn là hậu quả của việc quản lý kém dẫn đến những rủi ro về việc chậm trễ, khiến mất thêm nhiều chi phí.
Ngoài ra, việc chậm trễ và phải thay đổi lịch trình do các thảm họa tự nhiên như bão, hỏa hoạn hoặc lũ lụt hoặc do các vấn đề không tuân thủ do nhà cung cấp tạo ra.
3. Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý và hợp đồng thường liên quan đến các tranh chấp hoặc cách giải thích khác nhau về nghĩa vụ hợp đồng, hoặc từ việc không đáp ứng yêu cầu về các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng.
Việc sử dụng hoặc lạm dụng tài sản trí tuệ cũng có thể được coi là một rủi ro pháp lý như vi phạm bằng sáng chế.
4. Rủi ro môi trường
Trong quá trình tìm nguồn cung ứng, điều quan trọng là phải đánh giá rủi ro đối với môi trường do nhà cung cấp hoặc nhà thầu tạo ra.
Rủi ro môi trường bao gồm tác động tiêu cực của tổ chức đối với nước, không khí và đất do xả thải, khí thải và các dạng chất thải khác.
5. Rủi ro chính trị xã hội
Khi môi trường pháp lý thay đổi để đáp ứng với một chính phủ mới hoặc để nâng cao nhận thức về các điều kiện xã hội bất bình đẳng, sẽ khiến cho nguồn cung từ những nước này bị gián đoạn.
Các nỗ lực tìm nguồn cung ứng, đặc biệt là ở các quốc gia có chi phí thấp, cần phải xem xét tác động của những thay đổi này đối với văn hóa và hoạt động kinh doanh trong môi trường đó.
6. Rủi ro về hành vi của con người
Không có gì ngạc nhiên khi rủi ro về hành vi của con người là khó đánh giá nhất. Đôi khi dự án hoặc hoạt động có thể gặp nguy hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn của đội ngũ nhân viên.
Ngoài ra, đánh giá cần xác định xem các rủi ro được xem xét là rủi ro nội bộ liên quan đến hoạt động trong công ty hay rủi ro bên ngoài liên quan đến các điều kiện bên ngoài tổ chức, chẳng hạn như các yếu tố thị trường, môi trường chính trị, môi trường pháp lý , hoàn cảnh kinh tế, v.v.
Hiểu được rủi ro cung ứng có thể cho phép các tổ chức mua hàng thực hiện hành động hiệu quả để đối phó với những rủi ro đó. Quản lý rủi ro phải là một phần không thể thiếu của hoạt động mua hàng và cung ứng tốt. Điều cần thiết là phải giải quyết các rủi ro phù hợp và sử dụng các chiến lược phù hợp.
Chúc bạn thành công.