Việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong bán hàng vẫn rất quan trọng như trước đây, nhưng để tạo sự gắn kết với khách hàng tiềm năng sau đại dịch, bạn phải cập nhật chiến lược tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng của mình.
Khách hàng ngày nay đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm khách hàng mà doanh nghiệp cung cấp. Khách hàng sẵn lòng mua sắm, chi tiêu nhiều hơn với những công ty có khả năng cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt, mang lại cho họ cảm giác được tôn trọng, thoải mái và đúng với những gì họ đang tìm kiếm.
Khách hàng cũng tìm kiếm những nhân viên hỗ trợ đáng tin cậy và luôn sẵn sàng hỗ trợ, giao tiếp thân thiện, không phân biệt khách hàng.
Nắm bắt những yếu tố quan trọng cốt lõi sẽ giúp bạn tìm kiếm và xây dựng được mối quan hệ với khách hàng tiềm năng chuyển đổi họ thành những khách hàng chi tiêu cho doanh nghiệp.
Sales Prospects là những khách hàng đã thể hiện sự quan tâm và có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.I. Prospecting là gì?
Prospecting là quá trình gọi điện, gửi email, nhắn tin hoặc liên hệ bằng nhiều cách khác nhau để tiếp cận các khách hàng tiềm năng để tìm hiểu về sự quan tâm của họ đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Đối với những khách hàng tiềm năng đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm thì sales cần phải đưa họ vào danh sách khách hàng tiềm năng cần chăm sóc và kết nối để họ có thể thực hiện mua hàng trong tương lai.
Sau đại dịch Covid19, người tiêu dùng dường như dành nhiều thời gian ở nhà hơn là ra ngoài, việc mua sắm họ sẽ thực hiện qua việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến. Họ có thể tình cờ bắt gặp các chương trình khuyến mãi, giảm giá và tham gia.
Vì vậy, bạn có thể thấy rằng mình sẽ có rất nhiều khách hàng tiềm năng hơn bình thường nhưng lại ít khách hàng tiềm năng thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm.
Sales phải hiểu biết hơn về các kỹ thuật và chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng để có thể sàng lọc và lựa được các khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm và chuyển đổi họ thành khách hàng chi tiêu. Để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng ngày nay, doanh nghiệp cần có những hoạt động có trách nhiệm với xã hội và thiên nhiên, sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến với thương hiệu của mình.
II. Tạo sao tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt lại quan trong.
Sales lead là thông tin về những người có khả năng trở thành khách hàng, còn prospect là những người thể hiện rằng họ có mong muốn tìm hiểu về sản phẩm hoặc đã tìm hiểu về sản phẩm rồi nhưng chưa có ý định mua.
Ví dụ: Tôi có thông tin liên hệ của 10 người trong danh sách được cung cấp bởi công ty, vậy là tôi có 10 Leads để đưa vào danh sách điện thoại để liên lạc. Qua liên lạc, tôi biết có 2 người đang có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm và 1 người đã từng mua sản phẩm của công ty, vậy đây là 3 prospect.
Điểm quan trọng nhất là: Khách hàng tiềm năng tốt (Prospect) sẽ trở thành khách hàng trả tiền. Do vậy, việc thực hiện chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng và hoàn thiện kỹ thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng của bạn là rất quan trọng để tạo ra chuyển đổi và nâng cao doanh số.
III. 7 kỹ thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt
Dưới đây là những chiến lược mà bạn nên sử dụng để biến thông tin liên hệ thành doanh số bán hàng. Mặc dù những kỹ thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt này có thể quen thuộc, nếu bạn áp dụng chúng thật tinh tế trong cách thực hiện sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng hơn sau đại dịch.
1. Lựa chọn thời điểm hợp lý để liên lạc với khách hàng
Hầu như tất cả các nhân viên Sales trong các doanh nghiệp đều phải làm việc Full time, nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một trong các công việc mà Sales phải làm. Do vậy, Sales cần phải sắp xếp các công việc và lựa chọn ra những thời điểm hợp lý trong ngày để liên lạc, sao cho thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc trả lời cuộc gọi và trao đổi với bạn.
Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt hiệu quả, đội ngũ Sales cần phải chú trọng và dành thời gian riêng cho nhiệm vụ này.
Cần phải xem việc liên hệ với khách hàng như một cuộc họp và cần phải lên lịch trình và thời gian trước. Chọn thời điểm trong ngày khi mà bạn có năng lượng tốt nhất, nhưng đồng thời cũng phải xem xét khoảng thời gian này phải thật thuận lợi để khách hàng có thể nghe máy và trao đổi với bạn.
Xác định tần suất bạn muốn có những cuộc gọi tìm kiếm khách hàng tiềm năng này dựa trên mục tiêu và lịch trình của bạn, có thể là 1 tuần 1 lần.
Sales cần xác định một mục tiêu cần đạt được trước khi kết thúc buổi trao đổi với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể đặt một tiêu tiếp cận 1 số lượng nhỏ khách hàng trong mỗi lần, việc đạt được những mục tiêu nhỏ này có thể giúp bạn duy trì động lực trong công việc này.
Trong quá trình kết nối với khách hàng, Sales nên tập trung hoàn toàn vào cuộc trao đổi, không nên để bị phân tâm sao lãng bởi những vấn đề xung quanh, do vậy nên để điện thoại cá nhân hoặc các vấn đề khác ở chế độ không làm phiền để bạn có thể tập trung vào công việc.
2. Tận dụng các mối quan hệ của bạn
Cách tốt nhất để tạo ra những kết nối mới là tận dụng mối quan hệ hiện tại của bạn. Điều này đặc biệt đúng trong những thời điểm bất ổn về kinh tế (như trong đại dịch) hay khủng hoảng khi các doanh nghiệp và cá nhân có thể thắt lưng buộc bụng và do dự trong việc mua sắm chi tiêu.
Để có thể nhanh chóng tìm được các khách hàng tiềm năng, hãy tận dụng các mối quan hệ cá nhân và công việc mà bạn đã xây dựng. Về mặt cá nhân, hãy tìm cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang cung cấp mà có thể giúp ích cho người thân của bạn.
Ví dụ: nếu bạn bán phần mềm quản lý điểm bán hàng, hãy để ý đến những người bạn của mình vừa mở cửa hàng hoặc thành viên trong gia đình làm việc trong lĩnh vực bán lẻ. Ngay cả khi người bạn biết không phải là người có quyền quyết định về việc đầu tư phần mềm mới trong công ty của họ, họ có thể giúp bạn kết nối với người có thẩm quyền.
Bởi vì Marketing thông qua truyền miệng có tác động lớn, bạn nên khai thác các khách hàng hiện tại và các mối quan hệ kinh doanh hiện có. Đừng ngần ngại việc nhờ khách hàng hỗ trợ giới thiệu sản phẩm tốt mà họ đang dùng đến những người khác. Nếu bạn đã làm việc để xây dựng mối quan hệ chân thành với những người này, họ có thể sẵn lòng giúp bạn thiết lập mối quan hệ mới.
3. Tổ chức hoặc tham gia các buổi hội thảo Online để kết nối và tạo ra khách hàng tiềm năng
Việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt không chỉ đơn thuần là việc gọi điện theo các thông tin trong danh sách được cung cấp.
Việc tham gia các buổi hội thảo Online được chứng minh là hiệu quả và trở nên phổ biến hơn sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Trong tương lai, các sự kiện hội thảo trực tuyến có thể được tổ chức tiếp tục và thường xuyên hơn. đây là lựa chọn hàng đầu nhờ tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Một buổi hội thảo trực tuyến không chỉ xây dựng hình ảnh thương hiệu của bạn như một chuyên gia trong ngành mà còn là cơ hội để cung cấp miễn phí thông tin hoặc hướng dẫn cho khách hàng tiềm năng. Nó giúp bạn có thêm khách hàng tiềm năng đã thể hiện sự quan tâm về việc tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và tạo ra một điểm chung mà bạn có thể sử dụng để kết nối trong tương lai.
4. Kết nối thông qua các kênh ưa thích của khách hàng
Trong thế giới ngày nay, nơi dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng, các doanh nghiệp có nhiều thông tin khách hàng sẽ giúp họ đạt được mục tiêu bán hàng trong tầm tay.
Sales cần sử dụng các thông tin liên quan đến khách hàng như các kênh ưa thích của họ để có thể tiếp cận, khách hàng chào đón nếu như Sales hiểu được các sở thích cũng như thói quen của họ.
Ví dụ: Nếu khách hàng tiềm năng của bạn là Gen Z thì việc kết nối với họ qua các ứng dụng nhắn tin và MXH sẽ rất hiệu quả, vì họ quen với việc sử dụng các ứng dụng này từ rất sớm, nhưng nếu bạn tiếp cận họ bằng việc gọi điện trực tiếp có thể khiến cho họ cảm thấy khó chịu. Do vậy, hãy kết nối với họ qua tin nhắn hoặc mạng xã hội để nâng cao hiệu quả.
Thực hiện kết nối qua tin nhắn trong một thời điểm phù hợp. Điều này giữ cho tương tác giữa bạn và khách hàng trở nên nhẹ nhàng và không tạo áp lực cho khách hàng tiềm năng, đồng thời bạn sẽ cơ hội chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Ngược lại, nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là thế hệ Gen X, việc gọi điện thoại vẫn là cách tốt nhất để tạo ấn tượng. Nhưng thay vì những lời giới thiệu mua hàng theo cách cũ, hãy bắt đầu bằng việc hỏi thăm về tình hình hiện tại và những khó khăn mà họ đã và đang gặp phải. Sau đó, xem xem với những sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp có thể giúp họ vượt qua những vấn đề đang gặp phải hay không.
Điều này sẽ giúp bạn có thể xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng và chứng tỏ rằng bạn hiểu họ.
Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng thành công, bạn cần có một lượng lớn dữ liệu khách hàng. Càng nhiều loại dữ liệu bạn thu thập về từng cá nhân, bạn sẽ càng hiểu và phục vụ tốt hơn nhu cầu và kỳ vọng của họ.
Chúc bạn thành công.