I. Merchandiser là gì?
Merchandiser là nhân viên Quản Lý Đơn Hàng. Có trách nhiệm xử lý các đơn hàng, đảm bảo chất lượng và số lượng của các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo hàng đạt chất lượng tốt nhất từ khâu nguyên liệu đến khi ra thành phẩm và giao cho khách hàng.
Tùy thuộc vào lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, nhân viên Quản Lý Đơn Hàng có thể thực hiện các công việc cụ thể khác nhau như quản lý hàng tồn kho, nhập thông tin đơn hàng vào hệ thống…
II. Các công việc Merchandiser phải làm
- Tiếp nhận các yêu cầu về đơn hàng, hỗ trợ khách hàng trong quá trình lên đơn hàng.
- Tham gia vào quá trình sản xuất hàng mẫu, đảm bảo chất lượng cho mẫu trước khi gửi cho khách.
- Theo dõi phản hồi của khách hàng, đàm phán về hợp đồng.
- Làm việc với các bộ phận kỹ thuật, mua hàng và vật tư để đảm bảo nguyên phụ liệu cho sản xuất.
- Làm việc với các phòng sản xuất, đội kỹ thuật và quản lý chất lượng để đảm bảo đơn hàng được giao kịp thời và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Tính toán chi phí cho hàng hóa và dịch vụ liên quan.
- Báo cáo lên cấp trên các chỉ số liên quan đến đơn hàng.
- Nhận và chuẩn bị đơn hàng, đảm bảo doanh số của doanh nghiệp..
- Lập kế hoạch và phát triển các chiến lược bán hàng nhằm cân bằng giữa khách hàng và kỳ vọng của công ty.
- Phân tích số liệu bán hàng, phản ứng của khách hàng và xu hướng thị trường để dự đoán nhu cầu sản phẩm, lập kế hoạch phạm vi sản phẩm.
- Đàm phán với người mua, nhà cung cấp, nhà phân phối về giá cả, số lượng và quy mô kinh doanh sản phẩm cụ thể.
- Tối đa hóa mức độ quan tâm và bán hàng của khách hàng bằng cách giới thiệu, tư vấn sản phẩm phù hợp.
- Lên kế hoạch, chiến lược sắp xếp cho các cửa hàng và duy trì kệ hàng, quản lý hàng tồn kho.
- Dự báo lợi nhuận/doanh thu và kế hoạch ngân sách.
- Theo dõi toàn bộ quá trình bán hàng và gợi ý các chương trình giảm giá, khuyến mãi, thay đổi giá, cập nhật tình trạng hàng hoá, v.v.
- Xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng.
III. Các KPI dành cho Nhân viên Quản Lý Đơn Hàng
- Tỷ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio - OER).
- Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate).
- Giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value).
- Tỉ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng.
IV. Các Kỹ năng cần có
- Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh.
- Tổ chức và quản lý thời gian.
- Xây dựng mối quan hệ.
- Đàm phán, thuyết phục.
- Quản trị rủi ro.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Tỉ mỉ, cẩn thận.
- Nhạy bén.
- Bền bỉ, kiên trì.
V. Làm thế nào trở thành Nhân viên Quản Lý Đơn Hàng thành công
Để có thể thành công trong vị trí này và thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Nhân viên Quản Lý Đơn Hàng cần phải làm tốt các công việc sau đây
- Biết cách đàm phán thu hút khách hàng, và thúc đẩy họ mua hàng.
- Cập nhật những xu hướng và kiến thức mới và áp dụng vào quá trình làm việc.
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt cả bằng lời nói và văn bản.
- Cần có sự nhạy bén trong công việc và giải đáp các thắc mắc khách hàng một cách chính xác khéo léo.
- Cần có kỹ năng tổ chức, sắp xếp hàng hóa, chuẩn bị và đóng gói sản phẩm. Nắm bắt số lượng tồn kho của các mặt hàng, nguyên vật liệu để có thể phản hồi thông tin chính xác khi khách hàng yêu cầu.
- Có kỹ năng công nghệ để sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho.
Chúc bạn thành công.