I. CBM là gì?
CBM (Cubic Meter) là Mét khối. Đây là đơn vị được sử dụng để tính khối lượng vận chuyển của các lô hàng, trong vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế.
Sau khi hàng hóa được đóng gói thành từng kiện hàng. Khối lượng của lô hàng được tính bằng cách nhân chiều rộng, chiều vao và chiều dài với nhau.
II. Cách tính CBM?
Công thức tính Mét khối (CBM) là một phép tính đơn giản
CBM = (Dài x Rộng x Cao) x Số lượng mặt hàng
- Nếu lô hàng có các mặt hàng có kích thước khác nhau, chỉ cần lặp lại công thức cho từng kích thước và cộng khối lượng.
Và lưu ý rằng đơn vị chiều dài, chiều rộng, chiều cao phải được đổi thành mét (m)
III. Cách chuyển đổi từ Mét khối thành Kg
Tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào phương thức vận chuyển
- Bằng đường hàng không: 1 CBM (Mét khối) = 167 Kg
- Đường bộ: 1 CBM (Mét khối)= 333 Kg
- Bằng đường biển: 1 CBM (Mét khối) = 1000 Kg
IV. Các loại khối lượng được sử dụng để tính cước
CBM đơn giản là thể tích của lô hàng. Tuy nhiên, thể tích này sẽ được quy đổi sang một loại khối lượng khác, để tính toán cước vận chuyển qua các hình thức khác nhau như chuyển phát nhanh, đường hàng không hoặc đường biển.
1. Khối lượng thực tế (Actual Weight)
Khối lượng thực tế được tính theo kg.
Ví dụ: lô hàng nặng 300 kg.
2. Khối lượng thể tích (Dimensional Weight)
Đây là đơn vị được quy đổi từ thể tích (CBM) của lô hàng theo công thức của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế. Khối lượng thể tích được sử dụng cho các lô hàng cồng kềnh nhưng nhẹ.
Khối lượng thể tích = CBM : 6000
Nguyên nhân phải sử dụng đến 2 loại khối lượng như trên vì khoang chở hàng của máy bay có giới hạn, số lượng hàng hóa bị giới hạn bởi khối lượng và thể tích.
Do đó, việc sử dụng 2 đơn vị tính để giúp tối đa hóa lợi nhuận. Loại khối lượng nào lớn hơn thì tiền cước sẽ được tính theo loại khối lượng đó.
Ví dụ 1 : Khối lượng thực tế lớn hơn Khối lượng thể tích
Cần gửi 2 kiện hàng, mỗi kiện nặng 50kg, có kích thước dài 60 cm, rộng 50 cm, cao 30 cm.
Cách tính như sau:
- Khối lượng thực tế (AW): 2 x 50 = 100kg
- Khối lượng thể tích (DW): 2 x (60 x 50 x 30) / 6000 = 30kg
Khối lượng thực tế lớn hơn, nên sẽ lấy khối lượng thực tế để tính cước: 100kg
Ví dụ 2 : Khối lượng thể tích lớn hơn khối lượng thực tế
Cần gửi 5 kiện hàng, mỗi kiện nặng 15kg và có kích thước 80x60x50 (cm).
Cách tính như sau:
- Khối lượng thực tế (AW): 5 x 15 = 75kg
- Khối lượng thể tích (DW): 5 x (80 x 60 x 50) / 6000 = 200kg
Do khối lượng thể tích lớn hơn, nên lấy khối lượng thể tích để tính cước : 200kg
Chú ý: Với những lô hàng có nhiều kiện hàng có kích thước khác nhau, cần tính thể tích từng kiện rồi cộng tổng trước khi chia 6000 để quy đổi ra khối lượng thể tích.
Chúc bạn thành công.