I. MOU là gì?
MOU (Memorandum of Understanding) là Biên bản ghi nhớ. Đây là văn bản mô tả các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên, cùng nhau đồng thuận cam kết thực hiện sau khi đàm phán. Đây là tiền đề hướng đến một buổi ký kết hợp đồng chính thức.
II. Biên bản ghi nhớ được sử dụng khi nào
Biên bản ghi nhớ có thể được sử dụng để thiết lập quan hệ đối tác kinh doanh, phác thảo các điều khoản của hợp đồng. MOU luôn đóng vai trò như một phác thảo cho một hợp đồng chính thức.
Biên bản ghi nhớ không phải là một thỏa thuận pháp lý, nhưng nó đánh dấu bước tiến trong mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa hai bên, thể hiện tinh thần thiện chí và cùng nhau thắt chặt được một mối quan hệ trong kinh doanh và cho thấy nhiều khả năng hai bên sẽ tiến tới việc ký hợp đồng chính thức.
Biên bản ghi nhớ có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc soạn thảo hợp đồng chính thức trong tương lai. Biên bản ghi nhớ cũng có thể hữu ích trong việc giải quyết tranh chấp, vì nó cung cấp hồ sơ bằng văn bản về thỏa thuận giữa các bên.
III. Mục đích khi sử dụng Biên bản ghi nhớ MOU
Biên bản ghi nhớ MOU được sử dụng để thiết lập các mục tiêu chung giữa hai bên đã đồng thuận. Bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể và làm việc cùng nhau, cả hai bên đều có thể hưởng lợi từ thỏa thuận và cuối cùng tạo ra các nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý.
Biên bản ghi nhớ có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như phát triển mối quan hệ kinh doanh, chia sẻ kiến thức hoặc hợp tác trong một dự án.
Biên bản ghi nhớ có thể hữu ích cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Ví dụ: nếu bạn đang bắt đầu một doanh nghiệp mới, bạn có thể sử dụng Biên bản ghi nhớ để phác thảo các điều khoản của mối quan hệ làm việc giữa bạn với các nhà cung cấp và khách hàng. Điều này sẽ giúp tránh mọi hiểu lầm khi ký kết hợp đồng chính thức.
Dù Biên bản ghi nhớ không ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng sẽ rất hữu ích trong việc đặt ra các kỳ vọng của cả hai bên liên quan. Nếu một bên vi phạm thỏa thuận, bên kia có thể xem xét để dừng sự hợp tác.
Khi soạn thảo Biên bản ghi nhớ, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ được tất cả các nội dung được ghi bên trong. Tài liệu phải rõ ràng, ngắn gọn và cần nêu rõ hậu quả của việc vi phạm thỏa thuận.
IV. Đặc điểm của Biên bản ghi nhớ
Biên bản ghi nhớ sẽ ghi nhận các thỏa thuận sơ bộ giữa hai bên nhưng không ràng buộc. Biên bản ghi nhớ sẽ được trao cho cả hai bên sau khi cuộc họp kết thúc.
Biên bản ghi nhớ thường là lựa chọn ưu tiên được sử dụng trong quan hệ quốc tế, đặc biệt khi các giao dịch lớn đang trong giai đoạn lập kế hoạch, vì các buổi họp và đưa ra biên bản ghi nhớ chúng có thể được thực hiện nhanh chóng và tương đối bí mật.
Biên bản ghi nhớ là tài liệu hữu ích giúp thúc đẩy sự họp tác chính thức giữa các bên ở các dự án lớn. Biên bản ghi nhớ không có hiệu lực pháp lý, nhưng nó giúp cho các bên có cái nhìn tổng quan về dự án đang muốn triển khai và các vấn đề cần phải làm đàm phán thêm để hiểu rõ và mang đến lợi ích cho cả hai bên.
Sau khi biên bản ghi nhớ được lập, vì không có giá trị pháp lý nên việc hợp tác giữa hai bên có thể tiến triển thành công bằng việc ký kết hợp đồng chính thức hoặc cũng có thể dừng lại do 1 hoặc 2 bên cảm thấy không muốn tiếp tục việc hợp tác này.
V. Các loại Biên bản ghi nhớ
Có 2 loại Biên bản ghi nhớ bao gồm:
1. Song phương: Biên bản ghi nhớ song phương là thỏa thuận giữa hai bên.
Biên bản ghi nhớ song phương là một loại thỏa thuận sơ bộ bằng văn bản mà hai bên thực hiện. Loại thỏa thuận này thường được sử dụng để vạch ra trách nhiệm của mỗi bên và có thể được sử dụng vì một số lý do khác nhau.
2. Đa phương: Biên bản ghi nhớ đa phương là thỏa thuận giữa nhiều bên.
Loại thỏa thuận này thường được sử dụng khi nhiều bên muốn làm việc cùng nhau trong một dự án. Điều này cũng có thể giúp xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên.
VI. Các thành phần chính của Biên bản ghi nhớ
Các thành phần chính của Biên bản ghi nhớ thường bao gồm:
- Tên và thông tin liên lạc của các bên liên quan.
- Vai trò của các bên liên quan.
- Mục đích của thỏa thuận.
- Luật điều chỉnh.
- Ngày có hiệu lực của hiệp định.
- Mục tiêu chung.
- Các thời hạn và cam kết quan trọng.
- Các biện pháp giải quyết tranh chấp.
VII. Sự khác biệt giữa Biên bản ghi nhớ và hợp đồng
Biên bản ghi nhớ giống như văn bản thỏa thuận sơ bộ không có hiệu lực pháp lý, mô tả các điều khoản thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên hình thành một thỏa thuận song phương hoặc đa phương. . Biên bản ghi nhớ thường được sử dụng như một bước đệm để tiến tới một thỏa thuận chính thức hơn, chẳng hạn như hợp đồng.
Trong khi đó, hợp đồng là một văn bản pháp lý được hai bên chính thức ký kết, quyết định cùng nhau cộng tác với mục đích đạt được mục tiêu chung, trong đó đặt ra các điều khoản và điều kiện mà các bên muốn ràng buộc.
VII. Biên bản ghi nhớ có hiệu lực trong bao lâu?
Biên bản ghi nhớ thường có hiệu lực trong khoảng thời gian từ hai đến ba năm. Sau đó, thỏa thuận có thể được gia hạn hoặc thương lượng lại nếu cần.
VIII. Làm cách nào để chấm dứt Biên bản ghi nhớ ?
Các bước để chấm dứt Biên bản ghi nhớ tương đối đơn giản. Các bên chỉ cần trao đổi với nhau về việc huy bỏ Biên bản ghi nhớ và thông báo bằng văn bản cho bên kia.
Sau khi thỏa thuận chấm dứt, mỗi bên cần cung cấp thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt cho bên kia. Điều này có thể được thực hiện thông qua email hoặc thậm chí là một cuộc gọi điện thoại chính thức. Điều quan trọng là đảm bảo rằng thông báo hủy bỏ rõ ràng và ngắn gọn, để không có sự nhầm lẫn về việc chấm dứt Biên bản ghi nhớ.
IX. Điều gì xảy ra khi Biên bản ghi nhớ hết hạn ?
Khi Biển bản ghi nhớ hết hạn, các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận không còn hiệu lực. Các bên có thể tự do thương lượng lại các điều khoản thỏa thuận hoặc chấm dứt hoàn toàn thỏa thuận.
Chúc bạn thành công.