Hầu hết tất cả các công ty trên khắp thế giới đang liên tục đổi mới (
Innovation là gì ?) để có thể nâng cao năng suất và phát triển mạnh trong tương lai. Họ đầu tư rất nhiều tiền để sở hữu các nguồn lực cần thiết và chiêu mộ rất nhiều nhân tài, nhưng họ thường bỏ lỡ một điều rất quan trọng đó là xây dựng sự gắn kết và hợp tác làm việc hiệu quả giữa các nhân viên, đưa ra các biện pháp để xây dựng đội nhóm vững mạnh.
Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, mọi thứ thay đổi một cách nhanh chóng chỉ có làm việc theo nhóm là cách duy nhất để đạt được thành công nhanh như mong đợi mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp nào cũng muốn dẫn đầu trong thị trường, nhưng để đạt được điều này thì không thể thực hiện được chỉ với nỗ lực riêng lẻ của từng cá nhân.
Các nhà lãnh đạo nhân sự hiện đang cố gắng hết sức để gắn kết nhân viên của họ lại với nhau bằng cách đưa ra nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, hầu như, họ không có sự quan tâm đúng mức đến các hoạt động Team Building vì nó đòi hỏi nhiều công sức để nghiên cứu và lựa chọn các hoạt động phù hợp và lên lịch trình phù hợp…
Nếu doanh nghiệp thật sự chú trọng đến việc xây dựng các hoạt động Tem Building trong doanh nghiệp, thì chắc chắn nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai. Dưới đây là các cách xây dựng một đội nhóm vững mạnh
I. Mục đích của các hoạt động Team Building
Các hoạt động xây dựng đội nhóm nhằm mục đích cải thiện sự gắn kết giữa những người tham gia và khiến họ hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Các hoạt động này cũng rèn luyện cho những người tham gia cách tập trung vào các mục tiêu chung bằng cách gạt bỏ những cái tôi cá nhân sang một bên và cải thiện kỹ năng hợp tác của họ.
Khuyến khích mọi người làm việc theo nhóm đã trở nên cực kỳ quan trọng trong văn hóa làm việc với nhịp độ nhanh ngày nay, nơi mọi người đang cạnh tranh với nhau thay vì cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung.
Điều này không chỉ cản trở sự phát triển của từng nhân viên mà còn tạo ra cản trở đối với quá trình phát triển chung của doanh nghiệp.
Do đó, để giúp bạn thực hiện các hoạt động xây dựng nhóm của mình hiệu quả và thú vị, dưới đây là một số mẹo sẽ giúp ích cho bạn.
II. 7 mẹo chính để tạo ra các hoạt động Team Building thành công
1. Tổ chức các hoạt động Team Building trong công ty
Rất nhiều nhân viên không có thời gian rảnh sau giờ làm vì họ phải dành thời gian cho gia đình, bạn bè hoặc những việc cá nhân. Do vậy, nếu bạn muốn tổ chức các hoạt động Team Building thì hãy tổ chức nó ngay tại doanh nghiệp và trong giờ hành chính để các thành viên đều có thể tham gia. Hãy lên lịch cho hoạt động đó trong giờ làm việc. Bạn có thể dành một hoặc hai giờ để tổ chức các hoạt động xây dựng nhóm.
Hoặc bạn có thể tổ chức các hoạt động đó vào bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày. Đây sẽ là một cách tuyệt vời để thu hút và tăng số lượng nhân viên tham gia vào các hoạt động như Team lunch cùng nhau.
2. Tập trung vào các lĩnh vực phát triển chính
Một trong những mục tiêu chính đằng sau việc tạo ra các hoạt động xây dựng đội nhóm phải là giải quyết các vấn đề mà nhân viên đang bị thiếu như:
- Thiếu giao tiếp tại nơi làm việc
- Phân bổ nhiệm vụ không đúng cho các thành viên
- Bỏ mặc những người mới tham gia và ý tưởng của họ
- Quản lý thời gian không hiệu quả, v.v.
Những vấn đề như vậy hạn chế nhóm của bạn mang lại hiệu suất tốt nhất. Thông thường, những vấn đề như thế này sẽ bị bỏ qua khi doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn.
Tuy nhiên, theo thời gian, những điều này sẽ trở thành những trở ngại lớn cho doanh nghiệp. Tổ chức các hoạt động xây dựng đội nhóm thường xuyên là cơ hội tuyệt vời để giải quyết những vấn đề như vậy ngay cả trước khi chúng trở thành vấn đề.
Các hoạt động xây dựng nhóm đóng vai trò như tác nhân khác cho các nhân viên kết nối với nhau tốt hơn, cải thiện giao tiếp nội bộ, củng cố khả năng ra quyết định. Nhìn chung, nó sẽ giúp ích cho sự phát triển chung của lực lượng lao động của doanh nghiệp.
3. Đưa ra đề xuất và phản hồi
Nhận đề xuất và phản hồi từ nhân viên là một điều quan trọng khác mà doanh nghiệp phải chú ý khi tổ chức các hoạt động xây dựng đội nhóm. Nó sẽ giúp bạn hiểu được sáng kiến của mình đang hướng đến đâu và liệu bạn có thể làm gì để cải thiện nó hay không.
Là một nhà quản lý nhân sự, bạn có trách nhiệm giữ cho nhân viên luôn có động lực và tinh thần làm việc cao. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu các đề xuất cho các hoạt động xây dựng đội nhóm đến từ chính các nhân viên.
Dựa trên các đóng góp của họ, bạn nên tạo ra các hoạt động khả thi cho mọi nhân viên. Nó sẽ không chỉ cải thiện tỷ lệ tham gia mà còn nâng cao tinh thần của các thành viên để mang lại hiệu suất tốt nhất.
Ngoài ra, khi bài tập kết thúc, hãy thu thập phản hồi từ nhân viên về nó và những gì họ học được từ nó.
4. Đặt ra các mục tiêu rõ ràng
Sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong các hoạt động xây dựng đội nhóm nếu bạn truyền đạt các mục tiêu của từng hoạt động cho nhân viên của mình trước khi họ bắt đầu với nhiệm vụ của mình. Tất cả các nhân viên tham gia phải biết thử thách mà họ được đưa ra sẽ giúp ích cho họ như thế nào.
Thực hiện điều này là rất quan trọng. Một khi nhân viên của bạn biết mục tiêu cuối cùng, họ có thể cùng nhau xây dựng một chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Hơn nữa, nó mang lại cảm giác minh bạch cho tất cả các thành viên, nâng cao tinh thần đồng đội của họ.
5. Thiết kế các hoạt động để nâng cao kỹ năng hợp tác và loại bỏ tính cạnh tranh
Việc tạo ra các hoạt động xây dựng đội nhóm nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác và không làm phát sinh các cuộc cạnh tranh nội bộ. Nhưng để bắt đầu, các doanh nghiệp xây dựng đội nhóm thường tổ chức các trò chơi biến nhiệm vụ cộng tác thành một cuộc cạnh tranh.
Những nhân viên đã được chia thành các nhóm có xu hướng làm mọi thứ để đánh bại các đội. Điều này nên được tránh bằng mọi giá. Và các nhà quản lý nhân sự cũng nên thực hiện các biện pháp để ngăn chặn điều này trong khi tạo ra bất kỳ hoạt động xây dựng đội nhóm nào.
Xây dựng đội nhóm không phải là làm cho các cá nhân hợp tác chỉ trong nhóm của riêng họ và chiến thắng các đội khác. Các hoạt động này hướng đến mục đích cuối cùng là khuyến khích tất cả mọi người làm việc cùng nhau, xây dựng mối quan hệ tốt và bù đắp điểm mạnh, điểm yếu của nhau để tạo ra một văn hóa làm việc hiệu quả.
6. Tổ chức các hoạt động tình nguyện
Tổ chức các hoạt động tình nguyện là hoạt động tuyệt vời để giúp doanh nghiệp xây dựng đội nhóm một cách tuyệt vời. Mọi người thích các hoạt động này vì đây là cơ hội làm điều gì đó có lợi cho xã hội.
Các hoạt động này có thể là đến thăm các trại động vật hoặc viện dưỡng lão ở địa phương và thực hiện một sô các công việc giúp đỡ ở đó như một phần của hoạt động. Làm như vậy sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái và cũng có thể giúp họ học được một số điều về làm việc nhóm trong khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực.
7. Thường xuyên hoán đổi các thành viên trong nhóm
Ban đầu, khi bạn bắt đầu bất kỳ hoạt động nào, bạn có thể để nhân viên của mình quyết định đồng đội của họ và chia họ thành các nhóm nhỏ. Tuy nhiên, khi bước sang các hoạt động tiếp theo hãy hoán đổi các thành viên trong nhóm.
Nó sẽ giúp nhân viên làm quen với nhiều đồng nghiệp của họ từ các bộ phận khác nhau và học cách làm việc cùng nhau. Đây cũng là một cách tuyệt vời để giúp nhân viên của bạn gắn kết hơn và xây dựng kết nối tốt hơn với mọi người ở nơi làm việc.
Chúc bạn thành công.