I. Feedback là gì?
Feedback là những nhận xét đánh giá phản hồi của người khác về một người, sự việc, dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó khi đã trực tiếp trải nghiệm.
Ví dụ: Khi nhân viên bán một sản phẩm cho khách hàng và muốn xin ý kiến của khách về sản phẩm thì họ sẽ nói: Chị sử dụng sản phẩm rồi cho em xin feedback về sản phẩm nha.
Trong kinh doanh, hầu như các thông tin đánh giá, nhận xét thường được khách hàng gửi qua Tin nhắn, bình luận, đánh giá thông qua các công cụ Online. Đặt biệt là ở các ứng dụng đặt hàng Online như Fanpage, Shoppee, Lazada, Now.vn... Bạn sẽ thấy rất nhiều comment đánh giá nhận xét từ các khách hàng về sản phẩm cũng như dịch vụ của người bán.
II. Feedback có tác dụng gì?
Feedback từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ mà họ đang cung cấp. Những feedback từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra những điểm tốt và cả những thiếu sót đang gặp phải để có thể khắc phục nhanh chóng.
Đưa ra các biện pháp kịp thời cải thiện chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, nhằm mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp luôn thu hút được số lượng lớn khách hàng và phát triển bền vững.
III. Các loại Feedback
1. Trong công tyNhững Feedback từ các nhận viên trong công ty sẽ giúp các cấp quản lý nhận biết được những điểm cần phải quan tâm và khắc phục kịp phục để giúp tạo ra môi trường làm việc tốt hơn. Feedback sẽ giúp tạo ra những thay đổi tích cực tại nơi làm việc, tăng tương tác giữa các đồng nghiệp trong Team và làm việc hiệu quả hơn.
2. Trong kinh doanhNhững Feedback của khách hàng sẽ giúp nhà cung cấp dịch vụ nắm bắt được những bất cập, những điểm hạn chế trong cách làm việc, phục vụ khách hàng để có những giải pháp khắc phục kịp thời. Giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và nâng cao doanh thu.
III. Tại sao Feedback rất quan trọng?
- Feedback giúp mọi người nhận ra được những điểm yếu và có kế hoạch cải thiện đúng hướng. Điều này rất có lợi dù ở bất kỳ lĩnh vực nào: kinh doanh, làm việc trong một dự án, chuẩn bị cho một sự kiện, học tập, v.v.
- Feedback mang tính xây dựng trong công ty sẽ thúc đẩy mọi người tăng hiệu suất làm việc của họ. Giúp họ có thêm động lực để làm việc tốt hơn.
- Feedback trong kinh doanh từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tăng trưởng kinh doanh, bán được nhiều hàng hơn, hoàn thành dự án đúng hạn, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
Chúc bạn thành công.