Điểm danh các loại nhện thường gây hại trên cây trồng

Published by TaiPhan on  

Các loại nhện gây bệnh này thường có kích thước rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy. Vậy phải phòng ngừa nhện gây hại trên các loại cây khi nào và như thế nào.


Trong thời tiết khí hậu nóng và khô, sẽ xuất hiện nhiều loại nhện gây hại trên trồng đặc biệt là cây có múi như cam, quyết, bưởi… Các loại nhện gây bệnh này thường có kích thước rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy. Vậy phải phòng ngừa nhện gây hại trên các loại cây khi nào và như thế nào.

Việc phòng chống nhện thường được thực hiện vào đầu mùa nắng. Nhện có khả năng sinh sản cao, do đó dễ dàng tạo thành dịch lây lan trên diện rộng trong thời gian ngắn. Dưới đây là 3 loại nhện gây hại phổ biến trên các loại cây trồng.

I. Các loại nhện gây hại


1. Nhện đỏ 

Đây là loại nhện thường gây hại trên lá ở các giống cây trái và hoa màu, loại nhện này có thể được xem là một trong những loại dịch hại nguy hiểm trên cây trồng đặc biệt là cam quyết… Nhện đỏ thường phát triển rất mạnh trong điều kiện thời tiết hanh khô. Nhện đỏ xuất hiện trên lá chúng chích hút nhựa khiến lá bị vàng và chết. Dễ nhận biết khi thấy một lớp tơ mỏng trên lá, sờ vào thấy nhám có nghĩa là cây trồng đang bị nhện đỏ tấn công.

2. Nhện vàng

Khác với nhện đỏ tấn công trên lá, nhện vàng sẽ tập trung nhiều trên phần vỏ của quả hướng ra phía ngoài tán lá. Nhện vàng sẽ là quả bị méo mó, tạo ra các vết nâu hơi xám, quả bị nhện vàng tấn công sẽ bị hư hỏng nhanh chóng. 

3. Nhện trắng

Thường tấn công và gây hại trên các nhóm cây có lá rộng, cây cảnh. Chúng phát triển mạnh vào mùa hè, thường gây ra các vết rám xạm đặc biệt trên chanh cam, làm giảm giá trị của sản phẩm.

Đối với các vụ chanh, cam trái vụ xuân hè thường sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Trên quả thường xuất hiện các vết xạm như màu đồng thiết lan rộng ra toàn bộ bề mặt vỏ. 

Ngoài ra, nhện trắng còn gây hại trên lá non của cam quýt ở giai đoạn ươm mầm, và chúng thường xuất hiện dưới bề mặt của lá, khiến lá bị méo mó, mép lá bị uốn cong xuống và thường có màu đồng thiết ở mặt dưới lá. 

II. Cách trị nhện trên cây ăn trái


1. Quan sát và kiểm tra cây trong vườn

Thường xuyên đặc biệt là vào mùa khô, nếu thấy các dấu hiệu đã nêu trên xuất hiện trên cây cần lên phương án xử lý ngay. Thu gom các lá cây và quả bị rụng xung quanh gốc giúp tạo không gian thông thoáng giúp làm giảm mật độ gây hại. Phun nước thường xuyên đảm bảo độ ẩm cũng có tác dụng giảm gây hại, nên phun từ dưới lá lên trên.

2. Dùng thuốc bảo vệ thực vật

Đối với các loại nhện trên chúng có khả năng kháng thuốc rất cao nên cần thay đổi luân phiên các loại thuốc đặc trị sau: 

- Saromite 57EC, 

- Comda Gold 5WG

- Dầu khoáng SK EnSpray 99EC

- Sulox 80WP… 

Xịt vào chỗ nhện thường ẩn nấp (mặt dưới lá và trên trái).

Ngoài ra, có thể sử dụng nấm ký sinh trùng kết hợp với Abamectin (thuốc sâu sinh học) để vừa diệt nhện kháng thuốc vừa trừ sâu ở các đợt lộc non. 

Đối với vườn thường xuyên bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra lộc non xịt thuốc 3 lần: lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ.

Khi cây cho trái cũng nên xịt thuốc 3 lần: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.

Chúc bạn thành công.
Chủ đề:Nhệnnhện đỏ
Từ khóa:
Nguồn: