Hoa hồng là một loại hoa đẹp, thơm được rất nhiều người chơi hoa yêu thích. Tuy nhiên, việc trồng để có được những cây hồng khỏe, nhiều cành tược, nhiều hoa không quá khó nhưng cũng không hề đơn giản. Đặc biệt, các bệnh hay xuất hiện trên cây hoa hồng, nếu không trị kịp thời sẽ khiến cho cây hồng bị hư hại, mất sức và chết.
Sau đây là các bệnh trên cây hoa hồng phổ biến nhất
1. Bệnh Rệp2. Bệnh Nhện đỏ3. Bọ Trĩ4. Sâu xanh5. Đốm đen 6. Phấn trắng7. Gỉ sắt8. Mốc xám9. Thán thư 10. Bệnh khô cành----------------------------------
1. Bệnh Rệp
Rệp thường xuất hiện và tấn công ở thân, lá, ngọn non cây hồng. Rệp có màu đỏ vàng xám hoặc màu xanh nhạt, có kích thước 3mm.
Cách diệt rệp tận gốc:Bạn cần cắt tỉa bớt lá cành bị rệp tấn công. Sau đó, sử dụng một số loại thuốc trị rệp có các hoạt chất như:
+ Abamectin
+ Emamectin-Benzoate
+ Cypermethrin
Pha với nước theo tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì và phun cho cây.
2. Nhện đỏ
Bệnh Nhện đỏ thường ở dưới lá của hoa hồng, chúng hút các chất nhựa làm cho lá mất khả năng quang hợp, vàng lá và rụng, làm cho cây mất sức. Cách nhận biết nhện đỏ là trên lá thường có lớp tơ mỏng như bụi và dưới lá có nhiều đốm trắng nhỏ.
Cách diệt nhện tận gốc: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu như
+ Azadirachtin( Agiaza 4.5EC)
+ Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC – Mite 70DD)
+ Emamectin benzoate( Map Winer 5WG; Tasieu 1.0 EC, 3.6 EC);
+ Emamectin benzoate + Matrine ( Rholam super 12 EC));
+ Fenpyroximate (Ortus 5 SC);
+ Fenpropathrin(Vimite 10EC)
+ Milbemectin (Benknock 1 EC)
Pha với nước theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì sản phâm và phun cho cây.
3. Bọ trĩ
Bọ trĩ có đặc điểm rất nhỏ dưới 1mm rất khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dấu hiệu nhận biết cây bị bọ trĩ là
Cách diệt bọ trĩ tận gốc:Sử dụng một trong các loại thuốc trị bọ trĩ sau đây
- Emamectin benzoate(Susupes 1.9 EC)
- Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20EC)
- Spinetoram (Radiant 60 EC)
Khi thấy các triệu chứng xuất hiện trên lá non, cần sử dụng một trong các loại thuốc trên phun liên tiếp trong 3 ngày, sau đó phun phòng ngừa cách 3 tuần 1 lần.
4. Sâu xanh
Khi phát hiện cây có biểu hiện bị sâu xanh tấn công, cần ngắt bổ ổ trứng, cắt bỏ các lá cành hoặc nụ hoa đang bị sâu xanh.
Cách diệt sâu xanh tận gốc:Sử dụng thuốc Abamectin ( Plutel 1.8, 3.6 EC; Reasgant 1.8EC, 3.6EC; Delfin WG; Thuricide HP) để phòng trừ.
5. Bệnh đốm đen
Khi cây mắc bệnh đốm đen thường có triệu chứng như trên lá loang lỗ hình tròn, ở giữa màu xám, xung quanh màu đen. Bệnh đốm đen thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Cây bị bị mắt bệnh nặng sẽ làm vàng lá và rụng hàng loạt.
Cách diệt bệnh đốm đen tận gốc:Để cây tránh được bệnh cần để khoảng cách giữa các cây vừa phải thông thoáng, không chật quá, tưới nước vừa phải không để bị ngập úng. Đối với những cành lá bị nhiễm bệnh thì cần tỉa bỏ, làm sạch cỏ và đêm đi tiêu hủy.
Các loại thuốc nên sử dụng trị bệnh đốm đen:
- Carbendazim (Carbenzim 500 FL)
- Cucuminoid (Stifano 5.5 SL)
- Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil5SC)
- Imibenconazole (Manage 5 WP) Mancozeb (Cadilac 75 WG)
- Triforine ( Saprol 190 DC)
Pha với nước theo tỷ lệ được hướng dẫn trên bao bì.
6. Bệnh phấn trắng
Cây bị phấn trắng sẽ có dấu hiệu bột trắng bám trên cây đặt biệt là ở các ngọn non, chồi non, lá non, bám ở cả 2 mặt lá. Nếu bệnh sẽ hại cả thân, cành làm biến dạng lá, thân khô, ít nụ, hoa không nở thậm chí chết cây.
Cách diệt bệnh phấn trắng triệt để:Cắt bỏ các cành lá bị bệnh, bổ sung thêm phân Kali cho cây. Để cây ở nơi thông thoáng nhiều nắng.
Các loại thuốc dùng để trị bệnh phấn trắng:
- Azoxystrobin + Difenoconazole( Amistar top 325SC) Hexaconazole (Anvil 5SC);
- Chlorothalonil (Daconil 75WP);
- Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ),
- Triforine ( Saprol 190 DC)
7. Bệnh gỉ sắt
Dấu hiệu khi cây mắc bệnh gỉ sắt là xuất hiện các chấm vàng da cam hoặc nâu đất như sắt gỉ trên lá cả mặt trên và mặt dưới.
Cách trị bệnh gỉ sắt triệt để:Cắt tỉa toàn bộ phần lá cây bị bệnh, dọn dẹp cỏ dại ở gốc cây.
Kếp hợp sử dụng thêm các loại thuốc sau đây:
- Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10 SL)
Pha với nưới với tỷ lệ khuyến cáo trên bao bì, sau đó phun lên cây.
8. Bệnh mốc xám
Bệnh mốc xám chủ yếu xuất hiện trên hoa, đặc điểm nhận dạng là có nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, là thối hoa.
Cách trị bệnh mốc xám triệt để: Khi phát hiện cây có dấu hiệu bị bệnh cần cắt bỏ và tiêu hủy, dọn vệ sinh sạch sẽ các lá, cánh hoa rơi rụng xung quanh gốc.
Ngoài ra kết hợp một trong các loại thuốc sau:
- Lilacter 0.3 SL
- Carbendazim, Benomyl
- Chlorothalonil
- Propineb
- Thiophanate-Methyl
9. Bệnh thán thư
Dấu hiệu cây bị bệnh thán thư là ở chóp lá hoặc mép lá chuyển sang màu xám nâu hơi lõm, thường có hình tròn nhỏ.
Bệnh thán thư không những xuất hiên trên lá mà còn ở thân và cành, khiến cho cây bị suy yếu và dễ gãy. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa xuân.
Cách trị bệnh mốc xám triệt để: Sử dụng các loại thuốc sau
- Eugenol (Lilacter 0.3 SL).
- Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ).
- Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chtosan + Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC)
Pha với nước theo tỷ lệ được khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.
10. Bệnh khô cành
Dấu hiệu của bệnh khô cành là cành dần chuyển sang màu đen và bắt đầu khô dần. Bệnh này chủ yếu bị trên các cành non.
Nguyên nhân là do nấm Coniothyrium spp gây nên. Nấm sẽ lây lan và xâm nhập vào cây qua các vết xước trên thân.
Cách trị bệnh khô cành triệt để:Cắt tỉa cành định kỳ, loại bỏ những cành bị bệnh, cành bị gãy.