Xây dựng mối quan hệ bền chặt với đồng nghiệp là một tốt giúp bạn làm việc nhóm hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất làm việc, và gắn bó hơn với công ty.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng cần tránh việc trở nên quá thân thiết với đồng nghiệp, để duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống.
Dưới đây là những ưu và nhược điểm khác nhau của việc trở với đồng nghiệp của bạn.
I. Tại sao việc xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp lại quan trọng?
Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp là một trong những phương pháp xây dựng và làm việc Team work hiệu quả nhất.
Mối quan hệ lành mạnh có thể mang lại nền tảng vững chắc cho sự tự tin,
trung thực trong công việc, có động lực làm việc cho các thành viên trong Team, những người cần làm việc cùng nhau trong một nhóm để hoàn thành các mục tiêu chung.
Các thành viên trong nhóm hòa thuận, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp hiệu quả công việc cao hơn, năng suất công việc hiệu quả hơn. Có được các mối quan hệ tốt và cảm giác tin tưởng lẫn nhau có thể cho phép bạn làm việc hiệu quả hơn với vị trí của mình.
Có nhiều loại mối quan hệ khác nhau mà bạn có thể tạo dựng với đồng nghiệp để giúp xây dựng được môi trường làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn trong công việc.
Một trong số đó, là tình bạn thân thiết với đồng nghiệp, tuy nhiên nó không hẳn là tốt vì có những ưu và khuyết điểm khi bạn quyết định làm bạn với đồng nghiệp.
II. Ưu điểm khi trở thành bạn với đồng nghiệp của bạn
Có nhiều lợi ích khác nhau mà bạn có thể tận hưởng khi trở thành bạn của đồng nghiệp về mức độ gắn bó và sự hài lòng trong công việc nói chung.
Dưới đây là một số ưu điểm của việc trở thành bạn bè với đồng nghiệp:
1. Lòng tin
Việc trở thành bạn tốt với đồng nghiệp giúp mọi người tin tưởng nhau hơn ở nơi làm việc. Bạn có thể dễ dàng trao đổi với đồng nghiệp về nhiều thứ như tính cách, quan điểm và động lực làm việc của họ. Đo đó, bạn có thể dễ dàng có nhiều niềm tin hơn với đồng nghiệp.
Niềm tin là yếu tố không thể thiếu khi bạn cộng tác làm việc với một người khác. Do đó, bạn có thể dựa vào đồng nghiệp của mình, cảm thấy yên tâm hơn rằng họ luôn quan tâm đến mọi người trong Team và không khí làm việc thoải mái cao hơn trong khi làm việc cùng với họ.
Ngoài ra, đồng nghiệp của bạn có thể cảm thấy sự thoải mái tương tự khi làm việc chung với bạn.
2. Năng suất làm việc
Có bạn bè ở nơi làm việc có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn trong suốt cả ngày và nâng cao mức năng làm việc của mình.
Trao đổi công việc sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ chung được giao sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Hơn nữa, xây dựng tình bạn tốt với đồng nghiệp sẽ giúp phát triển tinh thần trách nhiệm đối với những người khác trong nhóm của bạn, điều này có thể cải thiện năng suất của Team nói chung.
3. Nâng cao hợp tác
Khi các thành viên trong Team cộng tác hiệu quả, họ có thể tạo ra những kết quả đáng kể và đạt được những mục tiêu đã đề ra một cách vượt mong đợi.
Mọi người làm việc ăn ý, kết hợp những điểm mạnh của nhau trong công việc sẽ giúp năng suất công việc tăng đáng kể. Mặc dù vậy, nhiều công ty gặp phải tình trạng nhân viên thiếu cộng tác trong công việc, thiếu tin tưởng lẫn nhau và tỷ lệ cạnh tranh cao dẫn đến hiệu quả công việc không đạt yêu cầu như mong đợi.
Xây dựng mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, có thể giúp quá trình hợp tác trong công việc trở nên dễ dàng hơn và giúp hoàn thành công việc trở nên dễ dàng hơn. Là bạn bè, bạn và đồng nghiệp có thể cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ ý kiến của mình, cùng nhau đưa ra cách giải quyết hiểu quả nhất và cùng nhau thực hiện.
4. Giao tiếp thuận lợi
Sự thành công của các tổ chức thường phụ thuộc vào khả năng giao tiếp hiệu quả của nhân viên với nhau và với khách hàng.
Tuy nhiên, một thực tế ở các công ty cho thấy, việc giao tiếp hiệu quả giữa các nhân viên với nhau rất hạn chế.
Việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp ở nơi làm việc, giúp mọi người có cơ hội giao tiếp với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn, làm tăng khả năng làm việc đó hiệu quả với nhau khi bạn thực sự hiểu một cá nhân và cách họ làm việc hàng ngày, bạn có thể trao đổi thông tin, bàn bạc các giải phải cho công việc tốt hơn trong một cuộc trò chuyện.
III. Nhược điểm khi trở nên quá thân thiết với đồng nghiệp
Tùy thuộc vào môi trường làm việc, ngành nghề và sở thích cá nhân, bạn có thể gặp một số bất lợi khi quá thân thiết với đồng nghiệp của mình.
1. Cạnh tranh
Một số môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao do văn hóa doanh nghiệp và cơ hội thăng tiến trong công việc… Trong những môi trường này, việc quá thân thiết với đồng nghiệp sẽ khiến bạn gặp rất nhiều áp lực vì phải cạnh tranh sự thăng tiến, hoa hồng và tiền tăng lương…
Mặc dù các mối quan hệ làm việc lành mạnh thường bao gồm các thành viên trong nhóm tán dương thành công của những người khác, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là đối với những đồng nghiệp quá tham vọng. Giữ khoảng cách với đồng nghiệp có thể cho phép bạn tránh những áp lực này.
2. Sao lãng
Bạn bè ở nơi làm việc có thể góp phần gây mất tập trung có thể ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả và khả năng tạo ra công việc chất lượng cao của bạn và đồng nghiệp.
Các hoạt động như trò chuyện, đùa giỡn có thể làm gián đoạn quá trình làm việc và khiến cho mọi người khó tập trung vào công việc mà họ đang đảm nhận
Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng các ranh giới và duy trì một mức độ tôn trọng nhất định đối với động nghiệp khi xây dựng mối quan hệ với họ tại nơi làm việc.
3. Phản hồi ít mang tính xây dựng hơn
Khi có mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, về tổng thể, bạn có thể nhận được phản hồi ít mang tính xây dựng hơn từ họ.
Điều này là do quá thân thiết nên thường cảm thấy khó khăn khi phê bình lẫn nhau và đánh giá hiệu quả công việc của nhau mà không thiên vị.
Khiến cho mọi người trong công ty khó có thể nhận ra những khuyết điểm đang mắc phải, và cải thiện chúng để nâng cao hiệu suất công việc.
Chúc bạn thành công.